Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 7 phê chuẩn CPTPP

Ngày 12/11, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

11 quốc gia CPTPP. (Ảnh: Shutterstock)

Theo đó, 469 đại biểu có mặt tại phiên họp đã nhất trí 100% bỏ phiếu thông qua Hiệp định CPTPP.

Cùng với đó, Quốc hội giao Chính phủ, TAND và VSND tối cao, cùng các tổ chức liên quan thực hiện rà soát lại các dự án luật theo thẩm quyền nhằm bảo đảm tính thống nhất và phù hợp theo đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP.

Thủ tướng sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt, chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai kế hoạch thực hiện CPTPP; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm tận dụng và phát huy các cơ hội, lợi ích mà Hiệp định CPTPP đem lại.

Đồng thời thực thi các biện pháp phòng ngừa và xử lý những tác động bất lợi phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định.

Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

CPTPP sẽ được Bộ Ngoại giao thông báo chính thức có hiệu lực trong vòng 15 ngày, kể từ sau khi được Quốc hội phê chuẩn.

Trước đó, CPTPP được thông báo có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 sau khi Australia trở thành nước thứ 6 phê chuẩn hiệp định, sau New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore.

Như vậy Việt Nam đã chính thức trở thành nước thứ 7 thông qua CPTPP, 4 nước khác cũng đang trong quá trình phê chuẩn hiệp định này là Brunei, Chile, Malaysia và Peru.

Bên cạnh sự đồng thuận chung về việc cần thông qua Hiệp định CPTPP, nhiều ý kiến đại biểu trước đó cũng bày tỏ lo ngại về chênh lệch trình độ phát triển của Việt Nam so với các quốc gia thành viên CPTPP còn tương đối lớn.

Uỷ ban Đối ngoại cho rằng những rủi ro và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi tham gia CPTPP trải dài trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, cho đến thu ngân sách, sở hữu trí tuệ, lao động và vấn đề an toàn thông tin.

Do vậy, cơ quan này kiến nghị Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ những rủi ro, thách thức, và chủ động chuẩn bị các phương án ứng phó, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện CPTPP.

Tú Mỹ

Xem thêm:

Tú Mỹ

Published by
Tú Mỹ

Recent Posts

Việt Nam lên tiếng về kênh đào Phù Nam Techo

Việt Nam mong Campuchia tiếp tục phối hợp với Việt Nam và các nước trong…

1 phút ago

Tỷ phú Warren Buffett trả lời về các khoản đầu tư vào Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc

Tỷ phú Warren Buffett cho biết, mục tiêu đầu tư chính của Berkshire sẽ vẫn…

11 phút ago

Ngày ông Tập đến Pháp, người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng tổ chức biểu tình ở Paris

Người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng đã tổ chức 2 cuộc biểu tình…

1 giờ ago

Vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai: Đã tìm khắp các lô cao su, sông suối, giếng hoang

Từ khoảng đầu giờ chiều 3/5, cháu T.M.P. (8 tuổi) ở huyện Thống Nhất, tỉnh…

1 giờ ago

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 5)

Khi tui trải qua gần 30 ngày ở trạm xá, bệnh dứt hẳn trong một…

2 giờ ago

Gương người xưa làm việc thiện

Nói đến làm việc thiện, không ít người cho rằng là việc đơn giản, tuy…

2 giờ ago