Việt Nam thâm hụt thương mại với Lào, Brunei; nhập siêu lớn từ Thái Lan, Malaysia (Infographic)

Trong hoạt động quan hệ thương mại với 9 nước trong khối ASEAN, Việt Nam thâm hụt với 6 nước, chỉ đạt mức thặng dư với 3 nước: Philippines, Campuchia và Myanmar.

Tỷ trọng các nước ASEAN nhập khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2016

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

Trong năm 2016, Thái Lan là thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối, chiếm 20,8%; đứng thứ hai là Malaysia (19,2%), Indonesia (15,1%), và Singapore (13,9%).

Tỷ trọng các nước ASEAN xuất khẩu vào Việt Nam năm 2016

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Về nhập khẩu, chúng ta nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất từ Thái Lan (36,8%), Malaysia (21,4%) và Singapore (19,8%). Đây cũng là những thị trường có giá trị giao thương lớn nhất với Việt Nam trong khối ASEAN.

Hàng hóa xuất khẩu sang ASEAN năm 2016 so với năm 2015

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Biểu đồ trên cho thấy các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu vào ASEAN, trong đó, đứng đầu là Điện thoại và linh kiện; Máy vi tính và Máy móc các loại. Các mặt hàng này đều có xu hướng tăng so với năm 2015; trong khi Gạo là mặt hàng bị giảm sút nhiều nhất (từ 1,02 tỷ USD năm 2015 xuống chỉ còn 469 triệu USD năm 2016).

Các mặt hàng  nhập khẩu chính từ ASEAN năm 2016 so với năm 2015

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Ở bình diện nhập khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở trên của Việt Nam cũng có mức nhập khẩu mạnh, thậm chí còn lớn hơn quy mô xuất khẩu của chúng ta, đây chính là lý do khiến Việt Nam thâm hụt thương mại với nhiều nước.

Ngoài ra, trong 2 năm gần đây, chúng ta nhập khẩu Xăng dầu trong khối chiếm tỷ trọng lớn nhất với 3,6 tỷ USD năm 2015 và 3,48 tỷ USD năm 2016.

Các mặt hàng Ô tô và Hàng điện gia dụng cũng chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn.

Tương quan giao thương giữa Việt Nam và các nước trong ASEAN

Cùng điểm qua một số tương quan chính trong quan hệ thương mại với các nước trong khối ASEAN năm 2016 (màu xanh: xuất khẩu; màu đỏ: nhập khẩu).

– Với Thái Lan:

Trong năm qua, các loại hàng hóa mà chúng ta nhập khẩu nhiều từ Thái Lan gồm có: Hàng điện gia dụng (939 triệu USD); Máy móc thiết bị (811 triệu USD); Ô tô và linh kiện phụ tùng ô tô là hơn 1,3 tỷ USD. Điều này phản ánh đúng thực trạng nhập khẩu ô tô với số lượng lớn từ Thái Lan trong những năm qua.

Chúng ta luôn bị thâm hụt thương mại lớn với Thái Lan trong suốt 22 năm tham gia ASEAN.

– Với Singapore:

Trong khi Thái Lan mạnh về Hàng điện gia dụng, Ô tô và Máy móc thiết bị, thì chúng ta nhập khẩu lớn từ Singapore các mặt hàng như Xăng dầu (1,56 tỷ USD); Máy vi tính (1,03 tỷ USD).

Tương tự Thái Lan, chúng ta cũng liên tục nhập siêu với giá trị lớn từ Singapore trong nhiều năm.

– Với Malaysia:

Thị trường Malaysia có nhiều nét tương đồng với Singapore, khi Việt Nam cũng nhập siêu từ thị trường này 2 mặt hàng chính là Xăng dầu (1,79 tỷ USD); Máy vi tính và linh kiện (963 triệu USD).

Vào năm 2012-2013, chúng ta hiếm hoi đạt được thặng dư với thị trường Malaysia sau nhiều năm bị thâm hụt; nhưng không kéo dài được lâu, vì từ 2014-nay, tốc độ xâm nhập hàng hóa Malaysia vào Việt Nam đã tăng trưởng một cách đột biến, đưa mức thâm hụt lên mức 1,77 tỷ USD năm 2016 – mức cao nhất từ trước đến nay trong quan hệ giao thương giữa hai nước.

– Với Lào:

Với Lào, chúng ta xuất khẩu chủ yếu các loại Sắt thép và sản phẩm từ thép, và Xăng dầu các loại. Trong khi đó, chúng ta nhập khẩu chủ yếu vào thị trường này là các sản phẩm Gỗ, Phân bón và Quặng khoáng sản các loại.

Năm 2016 là lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang Lào sau nhiều năm bị thâm hụt.

– Với Philippines:

Trái ngược với các thị trường thâm hụt ở trên, Philippines là thị trường xuất siêu lớn thứ 2 của Việt Nam liên tục trong nhiều năm và tốc độ không ngừng gia tăng.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này Máy móc, Điện thoại, Máy vi tính, Gạo, và Clanke và xi măng.

– Với Myanmar:

Thiết lập quan hệ thương mại muộn hơn (từ năm 2000), chúng ta cũng xuất siêu được vào Myanmar với tốc độ tăng trưởng tốt trong 5 năm trở lại đây. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta vào thị trường này chủ yếu là các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp nặng như máy móc, sắt thép, phương tiện vận tải.

– Với Campuchia:

Campuchia là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam trong khối. Tuy nhiên từ năm 2014 – nay đã có dấu hiệu chững lại, do sự xâm nhập thị trường từ phía Trung Quốc và các nước cùng khối trong khu vực.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này gồm có Hàng dệt may và phụ liệu may mặc, Sắt thép và Xăng dầu.

– Với Indonesia:

Indonesia là thị trường nhập khẩu điện thoại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực (629 triệu USD năm 2016). Chúng ta nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này các mặt hàng như Kim loại thường, Giấy các loại, Dầu mỡ động thực vật và Hóa chất.

– Với Brunei:

Đối với Brunei, chúng ta chỉ nhập khẩu một mặt hàng Hóa chất từ nước này, và cũng chỉ xuất khẩu 2 mặt hàng là Gạo và Hải sản.

Về cán cân thương mại, chúng ta nhập siêu liên tục trong 6 năm qua từ 2011 – 2016 từ thị trường này.

Chân Hồ

Xem thêm:

Chân Hồ

Published by
Chân Hồ

Recent Posts

Ông Trump trả lời phỏng vấn Tạp chí TIME, vạch ra kế hoạch cho nhiệm kỳ hai

Ông Trump nói trên Tạp chí TIME chi tiết về nghị trình trong nhiệm kỳ…

2 phút ago

Sập đường cao tốc Quảng Đông khiến 19 người chết, 30 người bị thương

Sáng sớm ngày 1/5, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ dài, một vụ sập…

2 giờ ago

Biểu tình ủng hộ Palestine tại nhiều trường đại học Mỹ: Hàng trăm người bị bắt

Những diễn biến mới cho thấy tình hình tiếp tục căng thẳng, hàng trăm người…

3 giờ ago

Người bán hàng rong được minh oan không bán ‘3 quả dứa 500.000 đồng’

Sau khi đã mua một quả dứa gọt sẵn với giá 50.000 đồng, nữ du…

3 giờ ago

Trung Quốc dự trữ 170 tỷ USD vàng, gây lo ngại xâm chiếm Đài Loan

Trong thời gian này, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tích trữ vàng với…

3 giờ ago

AI là mối đe dọa đối với những người đam mê toán học

AI được dự đoán là có khả năng giải được tất cả các bài toán…

3 giờ ago