Biến thể COVID R.1 đã được phát hiện ở 47 tiểu bang Hoa Kỳ

Biến thể COVID mới nhất có tên gọi R.1 đã được phát hiện ở 47 tiểu bang của Hoa Kỳ. Biến thể này đã lây nhiễm cho các cư dân và nhân viên tại một viện dưỡng lão ở Kentucky cho dù họ từng tiêm chủng.

Biến thể R.1 đã lây cho 45 người tại viện dưỡng lão sau khi một nhân viên chưa tiêm chủng bị nhiễm vào hồi tháng 3, Sở Y tế Công cộng Kentucky cho hay.

Theo Epoch Times, biến thể R.1 mới có những đặc điểm chưa từng thấy trước đây khiến một số nhà khoa học lo lắng.

Biến thể này dường như có liên quan chặt chẽ hơn với chủng virus ban đầu và có nguồn gốc từ Nhật Bản. Gần như tất cả cư dân tại viện dưỡng lão ở Kentucky đều đã được tiêm phòng, tuy nhiên chủng mới vẫn khiến họ nhiễm bệnh.

Theo Outbreak.info, một trang web thu thập dữ liệu về các biến thể COVID, tính đến ngày 21/9, R.1 hiện đã lây nhiễm cho hơn 10.567 người trên khắp thế giới và đã được phát hiện ở 47 bang tại Hoa Kỳ.

Bang Maryland là nơi có số trường hợp nhiễm cao nhất, với 399 trường hợp được phát hiện kể từ khi R.1 được tìm thấy tại Hoa Kỳ ngày 15/3/2020. 

Outbreak.info cũng cho biết chủng virus này đã được tìm thấy ở ít nhất 31 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia ở Tây Âu.

Mặc dù số lượng nhiễm biến thể thấp, cựu giáo sư Trường Y Harvard William A. Haseltine cho biết những đột biến mới được tìm thấy trong biến thể R.1 có thể giúp nó lây lan dễ dàng hơn.

Viết trên Forbes, ông Haseltine cho biết năm biến thể được tìm thấy trong R.1 có thể dẫn đến “tăng khả năng chống lại các kháng thể.”

Điều này có nghĩa là nó có thể làm cho biến thể có khả năng “né tránh” tốt hơn những kháng thể được tạo ra bằng cách tiêm vắc-xin và ở những người đã bị nhiễm bệnh.

R.1 chứa đột biến W152L trong một vùng của gai protein vốn là mục tiêu của các kháng thể, và điều này có thể làm giảm hiệu quả của các kháng thể, theo CDC.

Đột biến W152L cũng có mặt trong một biến thể nhỏ của dòng Delta được phát hiện ở Ấn Độ.

R.1 cũng có chung một đột biến với các biến thể khác, cụ thể là C241U, NSP12: P323L và D614G. D614G làm gia tăng lây nhiễm trong khi người ta chưa biết hai biến thể kia có ảnh hưởng gì. Cả ba đột biến đã được phát hiện ở các chủng thay thế cho chủng Vũ Hán ban đầu.

Cho đến nay, biến thể R.1 dường như không gây chết người nhiều hơn các biến thể trước đó, nhưng khả năng dễ dàng lây truyền từ người sang người bất chấp tình trạng tiêm chủng đã khiến các nhà khoa học phải chú ý.

Dữ liệu từ Đại học John Hopkins cho thấy, tính đến thứ Ba, đại dịch COVID-19 đã giết chết hơn 4,55 triệu người và lây nhiễm cho khoảng 229 triệu người.

Tổ chức Y tế Thế giới tiếp tục theo dõi các chủng COVID-19 và phân loại chúng dựa trên tỷ lệ lây nhiễm.

Các biến thể Eta, Iota và Kappa gần đây đã bị hạ cấp từ “biến thể cần quan tâm” xuống “biến thể đang được giám sát.”

Nhật Minh (theo Newsweek, ET)

Xem thêm:

Nhật Minh

Published by
Nhật Minh

Recent Posts

Sáng 3-5, NHNN tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng

Sau phiên đấu thầu vàng bất thành, NHNN tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng…

4 giờ ago

Nhật Bản cam kết dẫn đầu trong việc thiết lập các quy tắc quốc tế về AI

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cam kết rằng quốc gia này sẽ đi đầu…

4 giờ ago

Iran áp đặt lệnh trừng phạt nhiều cá nhân, thực thể của Mỹ và Anh

Iran đã công bố áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân…

4 giờ ago

Tổng thống Zelensky: Ukraine cần đánh bại Nga để gia nhập NATO

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng nước này cần đánh thắng Nga trên…

5 giờ ago

Vụ hàng trăm người ngộ độc ở Đồng Nai: Một bệnh nhi ngưng tim, ngưng thở

Số bệnh nhân ngộ độc thực phẩm phải nhập viện sau khi ăn bánh mì…

8 giờ ago

Chuyên gia: Bắc Kinh muốn chia rẽ châu Âu, Mỹ có chiêu giúp châu Âu chống ĐCSTQ

Đầu tháng Năm, ông Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu, nhằm tận dụng cơ…

9 giờ ago