Giải mã 9 tín hiệu cảnh báo này của cơ thể

Ngáp, nấc cụt, hắt hơi, giật cơ, nổi da gà… đều là những tín hiệu cảnh báo, cho chúng ta biết rằng cơ thể có thể đang trong tình trạng mệt mỏi, và đã đến lúc cần nghỉ ngơi. Ngoài ra, cơ thể cũng có một cơ chế tự bảo vệ, cơ chế này nhắc nhở mọi người phải chăm sóc cơ thể thật tốt.

(Ảnh: Stokkete/ Shutterstock)

1. Ngáp

Hiện tượng ngáp thường xảy ra khi một người đang rơi vào tình trạng bị căng thẳng hoặc mệt mỏi. Một giả thuyết của ông Andrew Gallup của Đại học SUNY Oneonta cho rằng: Ngáp có tác dụng làm mát não và ngăn không cho nó trở nên quá nóng.

Ông Gallup cho rằng trong khi ngáp, chuyển động lớn của hàm sẽ thúc đẩy quá trình lưu lượng máu quanh hộp sọ và loại bỏ nhiệt dư thừa. Đồng thời, việc hít vào khi ngáp sẽ đưa không khí mát hơn vào các xoang và động mạch cổ. Máu được làm mát sẽ trở lại não thông qua các động mạch cảnh. 

Ngáp cũng có thể huy động màng tế bào của các xoang, tạo ra những dao động luồng không khí nhỏ, làm bay hơi chất nhầy trong cơ thể và làm mát não. Nói một cách đơn giản, ngáp hoạt động giống như một chiếc điều hòa.

2. Nấc cụt

Khi chúng ta ăn quá nhanh, nuốt vội hoặc ăn quá no, các dây thần kinh phổi và dạ dày sẽ bị kích thích khiến dạ dày và cơ hoành co giật, gây ra hiện tượng nấc cụt.

Để giải quyết vấn đề nấc cụt chúng ta có thể áp dụng các phương pháp dân gian, trong đó phổ biến nhất là phương pháp “uống nước khom người” .

Phương pháp “uống nước khom người” là uống vài ngụm nước ấm, nuốt từ từ và thực hiện động tác cúi khom người khoảng 90 độ từ 10-15 lần. Do dạ dày ở gần cơ hoành nên có thể làm ấm cơ hoành từ bên trong, khi cúi người xuống, các cơ quan nội tạng cũng có thể xoa bóp cơ hoành để giảm co thắt cơ hoành, từ đó đạt được mục đích ngăn chặn cơn nấc cụt.

3. Hắt hơi

Hắt hơi xảy ra khi đường thở của chúng ta có quá nhiều chất gây dị ứng, vi khuẩn, bụi hoặc các chất kích thích khác.

Đồng thời, hắt hơi cũng chính là cách cơ thể đang loại bỏ những thứ “rác” này.

4. Vươn vai

(Ảnh: sirtravelalot/ shutterstock)

Chúng ta vươn vai kéo căng cơ thể theo bản năng để khởi động cho một ngày dài. Vươn vai cũng giúp thư giãn cơ bắp, cải thiện lưu lượng máu, làm nở ngực, điều trị đau vai gáy, thúc đẩy tiêu hóa và cải thiện tâm trạng.

Vươn vai cũng là động tác dễ dàng nhất để chống lại các triệu chứng mệt mỏi và phòng trừ các bệnh liên quan tới vùng thắt lưng.

5. Co giật cơ

Chắc hẳn bạn đã từng có trải nghiệm về trạng thái cơ bị co giật. Khi chuẩn bị chìm vào giấc ngủ thì cơ thể giật giật như bị “điện giật”, có đôi lúc bạn sẽ tỉnh giấc vì điều này.

Có 4 lý do chính khiến hiện tượng như vậy xảy ra: một là uống nhiều caffein trước khi đi ngủ; hai là làm việc khuya; ba là căng thẳng và cuối cùng là do ngủ không đủ giấc.

Tiến sĩ Satoshi Tsubota từ Nhật Bản đã chỉ ra rằng những thói quen xấu có nhiều khả năng gây ra chứng cơ co giật khi ngủ, điều này có thể tránh được bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.

6. Da tay nhăn nheo sau khi tiếp xúc lâu với nước

(Ảnh: Da Antipina/ Shutterstock)

Da tay được cấu tạo bởi biểu bì và hạ bì trong đó lớp biểu bì có chất sừng và hạ bì có các mô liên kết. Khi hút nước, lớp biểu bì của da dễ phồng lên còn lớp hạ bì lại không phồng lên nên diện tích của lớp biểu bì thay đổi nhưng lớp hạ bì lại giữ nguyên, từ đó gây ra sự tách biệt giữa các lớp này và hình thành nếp nhăn trên da ngón tay.

Đây là một cơ chế bảo vệ của cơ thể, nhằm “chống trơn trượt”, từ đó giúp tăng ma sát giữa các ngón tay và đồ vật, khiến bạn dễ dàng cầm nắm tốt các đồ vật có độ trơn nhẵn hơn.

Tuy nhiên, cơ thể bị mất nước hoặc bị bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra hiện tượng này. 

7. Mất trí nhớ

Thông thường khi gặp một trải nghiệm tồi tệ, bộ não của chúng ta sẽ hoạt động như một cơ chế bảo vệ và đôi khi xóa những ký ức tồi tệ nhất khỏi bộ nhớ.

8. Nổi da gà

(Ảnh: Michal Cervenansky/ Shutterstock)

Nổi da gà giúp ngăn nhiệt thoát ra ngoài qua lỗ chân lông, cho phép chúng ta điều chỉnh thân nhiệt khi nhiệt độ bị thay đổi đột ngột.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai hoặc trẻ em, trẻ sơ sinh dễ bị thiếu máu, từ đó có thể có biểu hiện thường xuyên nổi da gà. Nếu điều này xuất hiện kèm theo các triệu chứng như đau ngực, đuối sức, rối loạn nhịp tim, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán.

9. Chảy nước mắt

Ngoài tác dụng bảo vệ mắt khỏi các dị vật, nước mắt còn có vai trò “bảo vệ cảm xúc”. Khi xúc động, khóc là một cách cơ thể cố gắng “đánh lạc hướng” chúng ta khỏi cơn đau.

Vì vậy, mọi người không được coi thường những dấu hiệu cảnh báo nhỏ này của cơ thể, duy trì một cơ thể khỏe mạnh là điều quan trọng hàng đầu.

Thanh Mộc (t/h)

Thanh Mộc

Published by
Thanh Mộc

Recent Posts

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái bị ‘tước’ quyền miễn trừ ĐBQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện KSND…

25 phút ago

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cấm nhập khẩu uranium Nga

Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu uranium dùng làm nhiên…

3 giờ ago

Nhật Bản: Gần 9 triệu ngôi nhà đang bị bỏ trống

Số lượng nhà bị bỏ trống ở Nhật Bản tăng lên gần 9 triệu sau…

3 giờ ago

Vua Charles III tái xuất sau thời gian điều trị ung thư

Vua Charles III nói với các bệnh nhân ung thư rằng ông thấy khỏe, khi…

3 giờ ago

20.000 người Ukraine vượt biên trốn nhập ngũ, 30 người chết

Ukraine tuyên bố kể từ khi nổ ra cuộc chiến, khoảng 30 người Ukraine đã…

6 giờ ago

Bí quyết giúp xây dựng mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn

Trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi việc chúng ta tiếp xúc với…

10 giờ ago