Sức Khỏe

Liệu pháp gen được kỳ vọng giúp cải thiện tình trạng sương mù não do COVID-19

Những người hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 thường bị mất trí nhớ và gặp khó khăn trong học tập, thường được gọi là sương mù não. Một nghiên cứu mới khám phá cách thức nhiễm virus gây ra sương mù não cũng như các phương pháp điều trị tiềm năng.

Những người hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 thường bị mất trí nhớ và gặp khó khăn trong học tập, được gọi là sương mù não. (Ảnh: Agenturfotografin/ Shutterstock)

Vào tháng 2 năm nay, các nhà nghiên cứu từ Đại học Illinois ở Chicago đã phát hiện ra cơ chế khiến những con chuột bị nhiễm SARS-CoV-2 (vi rút gây ra bệnh COVID-19) xuất hiện các rối loạn thần kinh cũng như các phương pháp điều trị sơ bộ. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Brain.

Sau khi nhiễm virus COVID-19, các tế bào nội mô mạch máu não của người bệnh sẽ bị viêm, từ đó làm tổn thương hàng rào máu não, khiến các đại phân tử và bạch cầu trong máu chảy đến mô não một cách mất kiểm soát. Sự phá vỡ hàng rào máu não có thể dẫn đến viêm thần kinh và suy giảm nhận thức, cũng như các bệnh về thần kinh như bệnh đa xơ cứng.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mạch máu não của những con chuột bị nhiễm virus COVID-19 và phát hiện ra rằng hàng rào máu não của chuột bị rò rỉ, do đó ảnh hưởng đến trí nhớ hoặc khả năng học tập.

Họ cũng phát hiện ra rằng virus COVID-19 khiến cho đường truyền tín hiệu Wnt/β-catenin trong các tế bào nội mô não trở nên rối loạn điều hòa. Đường truyền tín hiệu này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng hàng rào máu não. “Đường truyền tín hiệu” là đề cập đến khi một tế bào nhận được một phân tử tín hiệu ngoại bào, chẳng hạn như protein Wnt, nó sẽ kích hoạt một loạt phản ứng hóa học trong tế bào.

Các nhà nghiên cứu sử dụng liệu pháp gen để tăng cường đường truyền tín hiệu Wnt/β-catenin trong mạch máu não nhằm bảo vệ hàng rào máu não. Kết quả cho thấy, những con chuột được điều trị tích lũy ít tế bào bạch cầu hơn đáng kể trong não, cho thấy các tế bào bạch cầu trong máu không còn chảy đến não nữa và khả năng học tập cũng như trí nhớ của chuột được cải thiện.

Sarah E Lutz, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trong một thông cáo báo chí rằng mặc dù phương pháp điều trị này vẫn còn cần một thời gian dài nữa mới có thể được sử dụng ở người, nhưng nghiên cứu này đã tiến được một bước quan trọng. Chỉ cần xác định được cơ chế phân tử dẫn đến bệnh tật thì có thể hiểu được các hiện tượng cơ bản của sinh mệnh và nguyên nhân gây bệnh.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Jalees Rehman, chủ tịch Khoa Hóa sinh và Di truyền phân tử tại Đại học Illinois ở Chicago, cho biết đại dịch COVID-19 đã dạy chúng ta rằng ngay cả những bệnh nhiễm trùng nhỏ cũng có thể làm hỏng các cơ quan, chẳng hạn như não. Ông tin rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn về các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể ảnh hưởng đến não và hiểu được các tín hiệu phân tử cũng như phản ứng viêm được kích hoạt sau khi nhiễm trùng có thể giúp chúng ta khám phá các phương pháp điều trị mới. Người cao tuổi dễ bị tổn thương não do dịch bệnh hơn.

Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Neuroscience năm nay cũng cho thấy, cho dù đó là bệnh nhân trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính của COVID-19 hay bệnh nhân bị di chứng sương mù não sau khi mắc COVID-19, thì hàng rào máu não của họ rõ ràng đã bị tổn thương.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu huyết thanh và máu của 76 bệnh nhân nhập viện bị nhiễm virus COVID-19 và so sánh với 25 mẫu được thu thập trước dịch bệnh. Họ phát hiện ra rằng, có sự khác biệt đáng kể giữa huyết thanh và máu của bệnh nhân nhẹ, trung bình, nặng và nhóm đối chứng.

Protein S100β được phát hiện có hàm lượng đặc biệt cao trong các mẫu huyết thanh của bệnh nhân COVID-19 bị sương mù não. Nếu protein này đi vào huyết thanh với số lượng lớn, đó thường là dấu hiệu tổn thương hàng rào máu não. Đặc biệt, protein S100β trong huyết thanh của bệnh nhân lớn tuổi tương đối cao, phản ánh người cao tuổi dễ bị tổn thương hàng rào máu não hơn sau khi nhiễm COVID-19.

4 lời khuyên từ bác sĩ tâm thần để cải thiện tình trạng sương mù não

Bác sĩ tâm thần người Hồng Kông, Tiến sĩ Mak Kai Lok cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, hầu hết tình trạng sương mù não có thể được cải thiện dần dần thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục. Tuy nhiên, nếu người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ nghiêm trọng sau khi nhiễm COVID-19 thì nên cẩn thận với nguy cơ thoái hóa não và tìm đến sự tư vấn y tế càng sớm càng tốt.

Mak Kai Lok đưa ra lời khuyên sau cho những người mắc chứng sương mù não:

1. Nghỉ ngơi nhiều hơn

2. Tập thể dục thường xuyên giúp máu vận chuyển oxy lên não

3. Ăn nhiều rau và trái cây tươi, chất chống oxy hóa trong những thực phẩm này sẽ loại bỏ chất thải ra khỏi não

4. Dùng lượng thích hợp thuốc bổ não đã được kiểm định về mặt y tế

Để tăng cường chức năng não, bác sĩ Trung y khuyên dùng liệu pháp ăn uống và xoa bóp

Bác sĩ Trung y Thi Thừa Tu là Viện trưởng Phòng khám Trung y Thi Thừa Tu ở Đài Loan đã chia sẻ rằng, bệnh nhân bị sương mù não do COVID-19 có thể giúp phục hồi thể lực và cải thiện các triệu chứng của họ thông qua xoa bóp bấm huyệt và liệu pháp ăn uống.

Thi Thừa Tu cho biết, những bệnh nhân mắc chứng sương mù não thường có tình trạng giấc ngủ kém chất lượng và không thể nghỉ ngơi trong khi ngủ, dẫn đến thể lực suy giảm. Trong trường hợp này, người bệnh có thể uống Đương quy bổ huyết thang vào mỗi buổi sáng, có thể cải thiện chức năng tim phổi và phục hồi thể lực.

Đương quy bổ huyết thang

Uống Đương quy bổ huyết thang vào mỗi buổi sáng, có thể cải thiện chức năng tim phổi và phục hồi thể lực. (Ảnh: enmyo/ Shutterstock)

Nguyên liệu: Đương quy 3g, Hoàng kỳ 15g

Cách làm: Sau khi làm sạch Đương quy và Hoàng kỳ, cho vào cốc có nắp đậy, thêm nước sôi vào ngâm 15 phút trước khi uống.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Đương quy có chức năng chống oxy hóa, cải thiện khả năng miễn dịch, bổ huyết, có thể được sử dụng để điều trị các bệnh tim mạch và mạch máu não, bệnh hệ thần kinh và bệnh thận. Nghiên cứu cũng khẳng định, Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện tình trạng rối loạn trí nhớ.

Cũng có thể kết hợp phương pháp xoa bóp để làm giảm các triệu chứng, vì bệnh nhân sương mù não thường cảm thấy căng cứng ở cổ và lưu thông máu kém. Nếu xoa bóp đúng huyệt Phong Trì dưới xương chẩm, bạn sẽ cảm thấy vùng căng cứng ban đầu dần dần thư giãn.

Ngoài ra, những bệnh nhân bị sương mù não còn dễ bị căng da đầu, thậm chí là các khớp. Nên mát xa da đầu thường xuyên, hoặc có thể dùng dụng cụ để cạo gió da đầu. Tuy sẽ đau nhưng bạn sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng sảng khoái và tràn đầy năng lượng sau đó.

Trương Hiểu Tuệ, Lý Phàm

Published by
Trương Hiểu Tuệ, Lý Phàm

Recent Posts

Phó giám đốc trung tâm đăng kiểm lớn nhất Đồng Nai bị bắt

Một Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Đăng kiểm 60-01S (lớn nhất tỉnh Đồng…

2 giờ ago

Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở đất, 7 công nhân thương vong

Một trận mưa lớn gây lở đất, vùi lấp lán trại có nhiều công nhân…

2 giờ ago

Tổng thống Nga Putin ra lệnh diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Hai (6/5) loan báo rằng quân đội sẽ kiểm…

6 giờ ago

Tạp chí nhân quyền lên án việc tra tấn trong nhà tù Hắc Long Giang, TQ

Ngày 19 tháng 4 vừa qua, tạp chí Bitter Winter đã đăng tải chi tiết…

6 giờ ago

Có thể bạn chưa biết: Mang tất khi ngủ có thể làm giảm chứng ngủ ngáy

Bạn có đang gặp rắc rối vì chứng ngáy ngủ không? Các chuyên gia về…

6 giờ ago

Quân đội Israel kêu gọi dân thường Palestine sơ tán khỏi Rafah, miền nam Gaza

Quân đội Israel hôm thứ Hai (6/5) cho biết họ đã bắt đầu khuyến khích…

8 giờ ago