Nghiên cứu: Trẻ nhìn màn hình nhiều có nguy cơ bị chậm phát triển

Hiện nay, tình trạng bố mẹ cho con tiếp xúc với tivi, điện thoại thông minh hay máy tính bảng… từ rất nhỏ ngày càng trở nên phố biến. Có nhiều lý do để các bậc phụ huynh bao biện cho hành động của họ như dỗ con nín khóc, cho con ăn ngoan hay những lý do có vẻ tích cực hơn như để con học tiếng anh v.v… Nhưng thực tế cho thấy bố mẹ ngày càng ỷ lại vào các thiết bị này và biến chúng trở thành “cô trông trẻ” cho họ. Và việc cho trẻ tiếp xúc với màn hình quá nhiều có thể khiến trẻ bị chậm phát triển và gây ra những hậu quả khôn lường.

Nhưng thực tế cho thấy bố mẹ ngày càng ỷ lại vào các thiết bị này và biến chúng trở thành “cô trông trẻ” cho họ. (Ảnh: Shutterstock)

Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Calgary, Canada nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm thiểu thời gian tiếp xúc với màn hình của trẻ nhỏ.

Ở Canada, cứ bốn trẻ bắt đầu đi học thì có một trẻ không được chuẩn bị cho bước phát triển này. Các em thể hiện sự chậm phát triển về ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, khả năng vận động và sự phục hồi cảm xúc. Những điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đáp ứng với các yêu cầu học tập. Nếu khoảng cách phát triển này không được giải quyết sớm thì nó có xu hướng mở rộng ra theo độ tuổi và đặt gánh nặng lên hệ thống trường học để cung cấp sự hỗ trợ chuyên biệt cho những trẻ này.

Câu hỏi “tại sao” một tỷ lệ cao trẻ em bị chậm phát triển như vậy nên được đưa ra trước tiên trong bất kỳ cuộc thảo luận nào về vấn đề này. Tất nhiên mỗi đứa trẻ sẽ có những yếu tố khác nhau góp phần dẫn đến tình trạng riêng của mình, nhưng các nhà nghiên cứu tại Đại học Calgary đã tìm thấy một nguyên nhân chung – và đó là một điều có thể khiến nhiều phụ huynh hiện nay thấy khó chịu.

Trong một nghiên cứu mở với hơn 2.400 trẻ em vừa được công bố trên  tạp chí JAMA Pediatrics , Giáo sư Sheri Madigan và các đồng nghiệp của cô đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ càng dành nhiều thời gian dán mắt vào màn hình thì điểm số của chúng trong các bài kiểm tra về phát triển nhận thức và cảm xúc càng tệ. (tham khảo ‘Bảng câu hỏi theo giai đoạn và độ tuổi,’ hoặc ASQ-3).

Việc cho trẻ tiếp xúc với màn hình quá nhiều có thể khiến trẻ bị chậm phát triển và gây ra những hậu quả khôn lường. (Ảnh: Shutterstock)

Có một câu hỏi được đặt ra là: Cái gì đến trước – sự chậm phát triển hay việc dành quá nhiều thời gian tiếp xúc với màn hình? Trẻ chậm phát triển có thể dành nhiều thời gian trước màn hình hơn những trẻ bình thường. Madigan khám phá thêm và thấy rằng điều ngược lại là không đúng:

“Kết quả cho thấy thời gian xem màn hình có thể là yếu tố ban đầu: trẻ tiếp xúc với màn hình lúc 24 tháng tuổi thường có biểu hiện kém hơn trẻ tiếp xúc với màn hình ở 36 tháng tuổi, và tương tự, trẻ tiếp xúc với màn hình ở 36 tháng tuổi có điểm phát triển thấp hơn trẻ tiếp xúc với màn hình ở 60 tháng tuổi. Sự liên hệ đối lập không được quan sát thấy.

Điều này thật rắc rối vì sự phát triển của trẻ rất nhanh và quan trọng trong năm năm đầu tiên, và màn hình – một yếu tố có thể tránh được – rõ ràng đang phá hoại nó. Việc tập trung vào màn hình cản trở khả năng phát triển bình thường của trẻ, làm gián đoạn cuộc trò chuyện với người chăm sóc và anh chị em của trẻ, khiến đứa trẻ bỏ lỡ các cuộc trao đổi xã hội bằng lời và không bằng lời. Chúng khiến một đứa trẻ ít vận động hơn và bỏ lỡ sự phát triển kỹ năng vận động.

Các tác giả nghiên cứu kêu gọi các chuyên gia y tế có lập trường mạnh mẽ hơn trong việc sử dụng phương tiện truyền thông cho trẻ nhỏ. Đầu tiên, họ không khuyến khích việc sử dụng chúng và nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm duyệt. Thứ hai, họ nên giúp các gia đình tạo ra các kế hoạch truyền thông cá nhân nhằm “cân bằng và phân bổ thời gian cho các hoạt động trực tuyến và ngoại tuyến để đảm bảo rằng các hoạt động thể chất và tương tác gia đình được ưu tiên”.

Dường như mỗi tuần vẫn có thêm bằng chứng cho thấy màn hình và trẻ em là một sự kết hợp tồi tệ. Đây không phải là một cái gì đó để giải trí. Cha mẹ cần hành động, hạn chế tiếp xúc và cho con cơ hội tốt nhất để thành công trong cuộc sống, ngay cả khi điều đó không thuận tiện như giao cho trẻ cái iPad. Hãy chú ý đến những nghiên cứu như thế này và con bạn sẽ cảm ơn bạn một ngày nào đó.

Minh Thu biên dịch (theo Katherine Martinko)

Katherine Martinko

Published by
Katherine Martinko

Recent Posts

Quân đội Israel kêu gọi dân thường Palestine sơ tán khỏi Rafah, miền nam Gaza

Quân đội Israel hôm thứ Hai (6/5) cho biết họ đã bắt đầu khuyến khích…

1 giờ ago

Vụ cá chết trắng lồng trên sông Mã: Sở NN-PTNT Thanh Hóa nói gì?

Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã có báo cáo làm rõ nguyên nhân gần 13 tấn…

2 giờ ago

Bạo loạn trong trường học Mỹ: Những người tổ chức đã được các nhóm cực tả đào tạo

Các cuộc bạo loạn trong khuôn viên trường học Mỹ phần lớn được thúc đẩy…

3 giờ ago

Gen Z không hạnh phúc bằng các thế hệ trước, lý do là đây

Thật khó để chúng ta định nghĩa hạnh phúc nhưng một bộ phận Gen Z…

5 giờ ago

Miền Bắc sắp đón nắng nóng sau hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống

Khoảng giữa tháng 5 (ngày 15/5), khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có thể…

6 giờ ago

Chuyện người Hoa ‘chào đón’ mỗi khi ‘ông trùm’ ĐCSTQ công du nước ngoài

Mỗi khi ‘ông trùm’ ĐCSTQ đi thăm nước nào sẽ chứng kiến đông đảo người…

6 giờ ago