Những điều cần chú ý để gan được khỏe mạnh

Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể, nhưng lại dễ bị mắc các bệnh. Nhất là trong xã hội hiện nay, các hiện tượng phổ biến như uống rượu, hút thuốc, thức khuya, ăn khuya, ăn uống không kiềm chế, v.v, những thói quen không tốt này sẽ làm cho gan bị tổn thương.

(Ảnh: shutterstock)

Có câu “dưỡng gan chính là dưỡng mệnh”, để bảo vệ gan, đầu tiên chúng ta cần biết những việc nào ảnh hưởng đến gan nhất, từ đó mới có thể tránh được.

Vậy gan sợ gì nhất ?

1. Sợ mệt

Theo đông y, “khi nằm thì sẽ máu chảy về gan”, do đó khi chúng ta nằm, gan có được sự nuôi dưỡng của máu và và được nghỉ ngơi, đây là điểm vô cùng quan trọng.

Thời gian đối ứng của can kinh là từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng, khoảng thời gian này sẽ là khoảng thời gian tốt nhất cho gan nếu bạn đang trong trạng thái ngủ, bởi vì trong trạng thái này gan có sẽ có được khí huyết và năng lượng đồng thời tiến hành giải độc cho cơ thể một cách đầy đủ nhất.

2. Sợ rượu

Dù là loại rượu nào đi nữa, chỉ cần có thành phần cồn, đều sẽ tạo thành tổn thương cho gan ở mức độ nhất định nào đó.

Bởi vì sau khi cồn vào trong bụng, chỉ có 10% là được tiêu hóa trong dạ dày, 90% còn lại đều phải thông qua gan để lọc. Thành phần chính của cồn là ethanol sẽ trực tiếp kích thích, và gây tổn thương đến tế bào gan, do đó những người ngày nào cũng uống rượu, gan của họ sẽ không được hoàn toàn khỏe mạnh.

3. Sợ “tức giận”

Từ góc độ ngũ hành trong đông y mà nói, can (gan) đối ứng với mộc, nên có thuộc tính của cây cối. Tức là muốn phát triển tươi tốt, không thích bị đè nén.

Nếu như tâm của bạn không được thoải mái, hoặc là tức giận, sẽ khiến cho can khí không đi theo quy tắc, can hỏa thịnh, gây tổn thương gan, phá vỡ trạng thái cân bằng âm dương của cơ thể.

Việc nên làm sau bữa ăn:

Người xưa có câu “dưỡng sinh quý ở dưỡng thần”, thường xuyên xóa bỏ tạp niệm, tĩnh dưỡng tâm và thần, nhắm mắt nghỉ ngơi là một phương pháp đơn giản để điều dưỡng tinh thần. Nhắm mắt dưỡng thần có thể dưỡng âm loại bỏ tâm lo lắng, đặc biệt là sau bữa ăn nhắm mắt ngồi tĩnh tâm 20 phút, có thể giúp bảo vệ gan và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Sau bữa ăn (nhất là bữa trưa, bởi vì bữa trưa sẽ ăn tương đối nhiều hơn so với các bữa khác), máu trong cơ thể đều sẽ tập trung đến đường tiêu hóa cho các hoạt động tiêu hóa thức ăn.

Trong hoàn cảnh thông thường, khoảng thời gian sau bữa ăn từ 10 – 30 phút cần ngồi yên, sau đó mới tiếp tục các hoạt động khác, từ đó mới có thể làm tốt được việc dưỡng gan, bảo vệ gan và tránh các bệnh về gan trở nên nặng hơn.

Hai điều không nên làm trước khi đi ngủ

Không nên ăn vào ban đêm

Rất nhiều người có thói quen ăn đêm trước khi đi ngủ, ăn trước khi ngủ sẽ không tốt cho tiêu hóa, đồng thời gan cũng sẽ không thể kịp thời phân giải và biến đổi chất béo trong thức ăn. Như thế sẽ tăng thêm gánh nặng cho gan, đồng thời cũng không tốt cho dạ dày.

Không dùng điện thoại

Hiện nay rất nhiều người trẻ tuổi cả ngày đều không thể rời tay khỏi điện thoại. Buổi tối trước khi đi ngủ vẫn phải sử dụng điện thoại một lúc, đến khi buồn ngủ không mở mắt được mới đi ngủ.

Việc này sẽ làm tổn hại rất lớn đến mắt, từ thị lực bình thường, nếu kéo dài liên tục thì chưa đến 2 năm, có thể sẽ bị cận thị nặng, bên cạnh đó mắt bị mệt mỏi quá độ sẽ dẫn đến gan bị tổn thương.

Thanh Xuân

Xem thêm:

Thanh Xuân

Published by
Thanh Xuân

Recent Posts

Dân biểu Taylor Greene muốn phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson

Một số nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ được cho là đang…

6 giờ ago

10 quy tắc an toàn khi chạm vào phích cắm điện bạn cần biết

Chúng ta tiếp xúc và sử dụng các sản phẩm điện hàng ngày nên việc…

7 giờ ago

Đấu thầu vàng thất bại lần 3; vàng SJC lập kỷ lục 85,8 triệu đồng/lượng

Sau khi thông báo hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5, giá vàng miếng SJC…

8 giờ ago

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Giám đốc bị tạm giữ

Liên quan vụ nổ lò hơi  tại công ty gỗ ở Đồng Nai  khiến 6…

8 giờ ago

Thăm dò: số lượng người Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù ngày càng tăng

Theo một cuộc thăm dò mới do Pew thực hiện gần đây, đại đa số…

9 giờ ago

Thêm một người tố cáo Boeing đột ngột qua đời, trường hợp thứ hai sau 2 tháng

Một người tố cáo Boeing đột ngột qua đời hôm thứ Ba (30/4) ở tuổi…

10 giờ ago