Ba Lan: Mạng xã hội có thể bị phạt đến 2 triệu USD nếu xóa bài

Theo trang Worthy Politics đưa tin, Ba Lan sẽ thông qua luật mới phạt tiền lên đến 2,2 triệu đô la Mỹ nếu các công ty công nghệ cao cỡ lớn vi phạm hiến pháp để thẩm duyệt quyền tự do ngôn luận trực tuyến hợp pháp.

(Ảnh minh họa: Twin Design / Shutterstock)

Một số chính phủ theo chủ nghĩa tự do ở các nước phương Tây đã cố gắng loại bỏ một số cái gọi là “ngôn luận thù hận” bằng cách phạt những gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook và Twitter. Ba Lan đã chọn một phương pháp mới mẻ.

“Căn cứ vào quy định này, nếu nội dung trên dịch vụ mạng xã hội không vi phạm luật pháp Ba Lan, thì không được xóa nội dung đó hoặc chặn tài khoản đó”.

“Nếu người dùng bị xóa hoặc chặn, thì có thể gửi khiếu nại đến nền tảng đó, nền tảng đó sẽ có 24 giờ để tiến hành xem xét.”

“Trong vòng 48 giờ sau khi có phán quyết, người dùng có thể gửi đơn lên tòa án yêu cầu khôi phục quyền sử dụng. Tòa án sẽ xem xét khiếu nại trong vòng 7 ngày sau khi nhận được khiếu nại và toàn bộ quy trình sẽ được thực hiện dưới dạng điện tử.”

Bộ trưởng Tư pháp Ba Lan Zbigniew Ziobro cho biết, luật này đưa ra nhằm tấn công chế độ kiểm duyệt.

Ông Zbigniew Ziobro quả quyết, điều này sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi tìm kiếm công lý  của những người đang bị phỉ bang hoặc phỉ báng.

“Thông thường, các nạn nhân của kiểm duyệt ngôn luận do khuynh hướng tư tưởng khác nhau là đại diện của mọi tầng lớp xã hội ở Ba Lan. Nội dung của họ bị xóa hoặc bị chặn, chỉ vì họ bày tỏ quan điểm mà từ góc độ cộng đồng mà xét thì là những giá trị quan không thể chấp nhận …” ông Zbigniew Ziobro nói.

Ông Zbigniew Ziobro nói: “Chúng tôi ý thức được điều này không phải là một chủ đề dễ giải quyết.”

Ông nói: “Chúng tôi ý thức được rằng, cần cung cấp sự đảm bảo cho mỗi người cảm thấy bị phỉ báng trên mạng internet, và hạn chế đối với các loại nội dung, nhưng điều này có thể lại có thể sinh ra ảnh hưởng không tốt cho tự do của người khác.”

“Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng đưa ra công cụ này, khiến cả 2 bên đều có thể yêu cầu cơ quan liên quan đưa ra quyết định, cơ quan này có thể phán quyết trong tài khoản mạng xã hội này xuất hiện nội dung liệu có phải đã thực sự xâm phạm đến quyền lợi cá nhân hay không, phát biểu liệu có bị xóa hay không, hoặc là liệu có tồn tại chế độ kiểm duyệt ngôn luận hay không.”

Đối với tất cả những quốc gia phát triển coi trọng tự do ngôn luận, nhất là nước Mỹ, thì cách làm của Ba Lan nên là một hình mẫu tham khảo.

Hiện tại, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ tư pháp Mỹ đã thức giục Quốc hội cân nhắc đến việc xóa bỏ Điều 230 của Đạo luật Chuẩn mực truyền thông (Communications Decency Act), điều luật này bảo vệ các công ty công nghệ như Google, Twitter có thể được miễn truy tố về việc kiểm duyệt nội dung.

Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Điều 230 tạo điều kiện cho các tin tức giả của nước ngoài lan truyền trên mạng internet, điều này tạo thành mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và bầu cử thành thật của chúng ta. Nó cần được xóa bỏ.”

Lộ Khắc

Xem thêm:

Lộ Khắc

Published by
Lộ Khắc

Recent Posts

Boeing sắp đưa tàu vũ trụ có người lái đầu tiên lên ISS

Sau nhiều năm trì hoãn, hãng Boeing chuẩn bị phóng tàu vũ trụ Strarliner có…

1 phút ago

Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn

Đế quốc La Mã hùng mạnh đã xảy ra bốn lần dịch bệnh đáng sợ…

1 phút ago

Quân đội Đức bị rò rỉ thông tin hơn 6.000 cuộc họp

Dữ liệu về khoảng 6.000 cuộc họp của quân đội Đức có thể được tìm…

8 phút ago

Người Trung Quốc nhầm lẫn đảng với chính phủ, với quốc gia, với dân tộc

Nhiều người dân Trung Quốc Đại Lục ngày nay cảm thấy rằng phản đảng chính…

11 phút ago

4 tàu gặp nạn trên biển, một chủ tàu tử vong, 11 thuyền viên mất tích

Đang khai thác thủy sản trên khu vực vùng biển Vịnh Bắc Bộ, 4 tàu…

12 phút ago

Nga tuyên bố kiểm soát thêm hai làng ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng lực lượng nước này đã kiểm soát được…

17 phút ago