Chiến thắng của Trump tại G-20: Cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới

Tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Buenos Aires, Argentina vừa qua, các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã lần đầu đồng ý cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 23 năm tuổi. Đây được coi là thắng lợi của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông là người đề xuất việc cải cách WTO và thường gọi tổ chức này là “thảm họa”. Bằng cách này hay cách khác, ông Trump đã rời G-20 với một chiến thắng ngoại giao đáng kể.

Hội nghị G-20 diễn ra trong hai ngày tại thủ đô Argentina, kết thúc với một tuyên bố chung vào ngày 1/12, trong đó đáng chú ý là các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới đã xác nhận rằng WTO cần phải được chỉnh sửa.

Tuyên bố chung cho hay: “Hệ thống đa phương này hiện tại đang thiếu các mục tiêu và có không gian cho việc cải thiện. Vì vậy, chúng tôi ủng hộ sự cần thiết phải cải cách WTO để cải thiện các chức năng của tổ chức. Chúng tôi sẽ đánh giá tiến trình này vào kỳ Hội nghị thượng đỉnh lần tới”.

Trước đó, Tổng thống Trump đã chỉ trích WTO tồn tại những quy tắc lỗi thời khiến nó trở nên rối loạn chức năng trong việc điều chỉnh các tranh chấp thương mại toàn cầu.

Chính phủ Trump gần đầy đã ngăn chặn việc chỉ định các thẩm phán mới của Cơ quan Trọng tài WTO, làm tê liệt cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của tổ chức này. Đây không phải là lần đầu Mỹ có động thái như vậy. Chính phủ Obama cũng đã ngăn chặn việc tái bổ nhiệm các thẩm phán của WTO vì cơ quan này có những quyết định trái với quan điểm của Washington.

Ông Trump cũng đã từng đe dọa sẽ rút nước Mỹ khỏi WTO, tuyên bố rằng tổ chức này đối xử bất công với Mỹ.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên Fox News, ông Trump nói: “Chúng tôi thua các vụ kiện, hầu hết tất cả các vụ kiện tại WTO”.

Loại bỏ thuật ngữ “Chủ nghĩa bảo hộ thương mại”

Chiểu theo yêu cầu của Mỹ, các nhà lãnh đạo G-20 đã lần đầu đồng ý loại bỏ khỏi tuyên bố chung cam kết từ lâu của tổ chức này chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Những lời lẽ về phản đối chủ nghĩa bảo hộ thường là một phần đậm nét trong các tuyên bố trước đây của G-20. Trước đó, các quốc gia G-20 đã tuyên bố rằng “trách nhiệm phản đối chủ nghĩa bảo hộ dưới bất kể hình thức nào” là một trong những “giá trị cốt lõi” của tổ chức này.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã thành công trong việc yêu cầu loại bỏ thuật ngữ “thực thi thương mại không công bằng” – điều mà họ cho rằng chỉ nhằm nhắm tới Bắc Kinh – ra khỏi tuyên bố chung G-20. Trước đó, tại Hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Papua New Guinea vào tháng Mười Một, Bắc Kinh cũng phản đối việc đưa thuật ngữ này vào tuyên bố chung. Tuy nhiên, cuối cùng các bên đã không thống nhất được các tranh cãi về thương mại và lần đầu tiên kể từ khi thành lập, APEC đã kết thúc mà không ban hành được tuyên bố chung của hội nghị.

G-20 tăng cường giám sát nợ quốc tế

Tuyên bố chung G-20 cũng đề cập tới những quan ngại đang gia tăng của nhiều nước về thực thi tài chính quốc tế, trong đó có các nguồn vốn cơ sở hạ tầng.

Chúng tôi kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới phải làm việc với các bên vay vốn và các chủ nợ để cải thiện hồ sơ, giám sát và báo cáo minh bạch về các nghĩa vụ nợ công và tư”, tuyên bố của G-20 cho biết.

Chính phủ Trump thời gian qua luôn công khai chỉ trích kế hoạch phát triển quốc tế đầy tham vọng của Trung Quốc thông qua sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường (OBOR). Washington đặc biệt quan ngại về cách mà OBOR đang thực thi “bẫy nợ” đối với nhiều quốc gia mới nổi tại Trung và Nam Á.

Để kết nối Châu Á, Châu Phi và Châu Âu, sáng kiến OBOR liên quan tới các dự án xây dựng quy mô lớn với nguồn tài chính chủ yếu tới từ chính phủ hoặc các thể chế do nhà nước Trung Quốc kiểm soát. Những người phê bình OBOR lo lắng rằng Trung Quốc đang sử dụng “ngoại giao sổ nợ” để giành lợi thế đòn bẩy về kinh tế và chính trị tại các quốc gia họ cho vay hoặc khiến các nước này phải im tiếng về các vi phạm nhân quyền của chế độ Bắc Kinh.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin gần đây đã cảnh báo về khủng hoảng nợ đang ngày càng gia tăng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và ám chỉ sự liên quan của Trung Quốc. Ông Mnuchin đã gọi chế độ Bắc Kinh là “chủ nợ có chủ quyền không minh bạch mới nổi”.

Tại Argentina lần này, các lãnh đạo G-20 đã đồng ý thực thi các biện pháp nhằm xử lý những “lỗ hổng nợ ở các nước có thu nhập thấp”.

Tuyên bố chung G-20 cho biết: “Chúng tôi sẽ làm việc hướng tới tăng cường tính minh bạch nợ, tính bền vững và cải thiện thực thi tài chính bền vững

Trump đẩy mạnh hội đàm song phương tại G-20

Tổng thống Trump đã tổ chức nhiều cuộc gặp song phương với các đối tác thương mại quan trọng bên lề Hội nghị G-20 tại Argentina.

Ông Trump cũng lần đầu tham dự hội nghị ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Các nhà lãnh đạo ba nước này đã thảo luận việc tăng cường quan hệ đối tác và làm việc cùng nhau hướng tới hiện thực hóa khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Cuộc gặp này được cho là một sự hợp tác chống lại Trung Quốc vì tất cả ba nước tham gia có những quan ngại chung về quyền lực đang gia tăng của Bắc Kinh trong khu vực.

Ông Trump cũng tổ chức cuộc họp song phương với Thủ tướng Đức Angela Merkel để thảo luận về “các vấn đề thương mại, đa phương, cũng như việc thực thi thương mại công bằng và WTO”.

Trái với không khí căng thẳng với lãnh đạo của Đức tại Hội nghị G-7 trước đó, lần này trong suốt cuộc họp báo chung, ông Trump đã gọi bà Merkel là “bạn của tôi”. Tổng thống Mỹ nói rằng hai nhà lãnh đạo đó “mối quan hệ công việc tuyệt vời”.

Chúng tôi đã đạt được tiến triển to lớn tại G-20 với nhiều quốc gia”, ông Trump nói.

Đặc biệt, Tổng thống Trump đã có bữa tối làm việc cùng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để thảo luận về căng thẳng thương mại song phương. Cuộc gặp đã kết thúc với việc hai bên thống nhất ngừng nâng mức thuế quan, có thể được hiểu là hưu chiến thương mại. Ông Tập đã đồng ý thực hiện cải cách cấu trúc thương mại quốc nội trong vòng 90 ngày tới để giải quyết những quan ngại lâu dài của Washington về những thực thi thương mại bất công của chế độ Bắc Kinh như chuyển giao công nghệ cưỡng bức, đánh cắp tài sản trí tuệ, trợ cấp ngành công nghiệp và các hàng rào phi thuế quan.

Theo The Epoch Times,

Xuân Thành

Xem thêm:

Xuân Thành

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Xuân Thành

Recent Posts

Vàng thế giới “đổ đèo”, vàng nhẫn trong nước dự kiến giảm sau kỳ nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ của Việt Nam cũng là thời gian vàng thế giới lao dốc…

55 phút ago

Ngoại trưởng EU Borrell: Người châu Âu sẽ ‘không chết vì Donbass’

Ngoại trưởng EU Josep Borrell đã khẳng định rằng các quốc gia thành viên EU…

2 giờ ago

Cậu bé 9 tuổi mở xưởng mộc, kinh doanh trong gara của bà

Ollie Ridley thường tặng miễn phí các sản phẩm gỗ mà cậu làm được cho…

2 giờ ago

Chính phủ Anh sẽ nhanh chóng loại bỏ toàn bộ thiết bị giám sát do Trung Quốc sản xuất

Vương quốc Anh có kế hoạch loại bỏ các thiết bị giám sát do Trung…

2 giờ ago

Cha đẻ vắc-xin COVID Trung Quốc ‘ngã ngựa’, vấn đề vắc-xin lại được chú ý

Ngày 26/4, ông Dương Hiểu Minh, “Cha đẻ của vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc”, đã…

3 giờ ago

Thăm dò: Ông Biden là tổng thống mất lòng dân nhất trong 70 năm qua

Một cuộc thăm dò mới cho thấy, ông Joe Biden là tổng thống không được…

3 giờ ago