Chính phủ Trump kiểm soát chặt việc các công ty Trung Quốc mua lại doanh nghiệp Mỹ

Tính từ đầu năm 2017 tới nay, một ủy ban thuộc Bộ Tài chính Mỹ đã can thiệp để hủy bỏ ít nhất 9 vụ mua lại công ty Mỹ của các thực thể nước ngoài. Đây là con số khá cao nếu so với các chính quyền trước Trump, báo hiệu một sự khó khăn cho các công ty ngoại quốc, phần lớn là của Trung Quốc trong việc mua lại doanh nghiệp Mỹ.

Thông tin trên được Reuters đăng tải dựa theo nguồn tin giấu tên trong nội bộ chính phủ Hoa Kỳ.

Đối thoại Kinh tế Toàn diện Mỹ – Trung diễn ra hôm 19/7 đã không đi đến thống nhất được các biện pháp giải quyết thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc

Cơ quan được giữ vai trò giám sát việc mua bán doanh nghiệp Mỹ liên quan đến các thực thể nước ngoài là Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS). CFIUS sẽ tiến hành đánh giá các thương vụ chuyển giao doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí về độ rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn. Việc số lượng các vụ giao dịch bị hủy bỏ khá cao trong thời gian qua cho thấy chính phủ của Tổng thống Donald Trump rất không mong muốn rủi ro cho an ninh quốc gia liên quan đến việc nước ngoài mua doanh nghiệp Mỹ.

Điều đó dẫn tới các công ty và các nhà đầu tư Trung Quốc đang để mắt tới các doanh nghiệp Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản hơn trước khi có các giao dịch thành công. Hơn nữa, khó khăn lại càng tăng cao khi vào thời điểm này tại ngay Trung Quốc, chính quyền nước này cũng đang hạn chế dòng vốn đầu tư chảy ra nước ngoài sau một thời gian bùng nổ các thương vụ thương nhân người Hoa đầu tư ra hải ngoại.

Theo Reuters, tính từ đầu năm tới nay đã có tới 87 vụ các công ty Trung Quốc mua lại doanh nghiệp Mỹ được công bố. Đây là con số cao kỷ lục và vượt xa so với 77 thương vụ thành công trong cùng kỳ năm 2016.

Chính quyền Trump đang thắt chặt lại hoạt động này và cách tiếp cận với lập trường bảo thủ hơn của CFIUS đối với các giao dịch mua bán liên quan đến khối ngoại là trùng khớp với các căng thẳng về chính trị và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang leo thang trở lại sau một thời gian tạm lắng dịu khi hai nhà lãnh đạo Trump – Tập hội đàm tại Flordia, hồi đầu tháng Tư. Trong phiên Đối thoại Kinh tế Toàn diện Mỹ – Trung hôm thứ Tư (19/7), hai bên đã không thể đi đến nhất trí các bước mới trọng yếu nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.

Theo Reuters, từ đầu năm CFIUS đã gửi thư tới các doanh nghiệp liên quan tới ít nhất 9 thương vụ mua bán để thông báo các giao dịch này sẽ phải dừng lại. CFIUS làm việc này dựa trên các biện pháp họ đã đề xuất để giải quyết những nguy cơ tiềm ẩn tới an ninh quốc gia.

Nguồn tin giấu tên nói với Reuters rằng phần nhiều các thương vụ này là ở các ngành công nghệ. Các luật sư đại diện cho các doanh nghiệp giải trình với CFIUS cho rằng sự gia tăng các mối đe dọa bảo mật trên mạng và những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ làm cho việc xác định liệu một thỏa thuận có gây bất kỳ mối đe dọa nào tới an ninh quốc gia trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, không phải bất cứ phản đối nào của cơ quan giám sát cũng dẫn tới việc cần thiết phải hủy bỏ các thương vụ mua bán ngay lập tức.

Theo Reuters, trong năm nay một số công ty đã lựa chọn làm việc tiếp tục cùng CFIUS để giải quyết tình hình bằng cách đưa ra các đề xuất biện pháp giảm nhẹ mới để có thể xúc tiến giao dịch. Trong khi đó, một số khác đã hủy bỏ ngay thương vụ mua bán. Những doanh nghiệp này yêu cầu không nêu danh tính vì sự liên hệ qua lại giữa CFIUS và các công ty là các tương tác bí mật.

Một phát ngôn viên của Nhà Trắng nói rằng: “Các quyết định của CFIUS rất nhạy cảm và chúng tôi sẽ không bình luận về các tin đồn liên quan đến các kết quả làm việc của họ”.

Bộ Tài chính Mỹ lãnh đạo trực tiếp CFIUS và đương kim Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ, ông Steven Mnuchin cũng giữ vai trò Chủ tịch của CFIUS. Phát ngôn viên của Bộ này cũng đã từ chối bình luận các thông tin liên quan đến công việc của CFIUS.

Phần lớn các thương vụ mà CFIUS phát hiện và ngăn cản giao dịch trong năm nay không được loan báo công khai. Trong số các công ty được tiết lộ đã làm việc với CFIUS có hai doanh nghiệp hủy bỏ giao dịch. Hãng sản xuất điện tử Inseego Hoa Kỳ (INSG.O) sau khi nhận được thông báo của CFIUS đã hủy bỏ thương vụ bán công ty thiết bị di động MiFi của mình cho nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc – TCL Industries Holdings. Và nhà sản xuất dầu mỏ ExL Petroleum Management LLC cũng không tiếp tục xúc tiến việc bán doanh nghiệp của mình cho công ty L1 Energy của tỷ phú người Nga, Mikhail Fridman.

Ông Anne Salladin, một chuyên gia của CFIUS tiết lộ với Reuters rằng, cơ quan giám sát này đang theo sát để xem lại tới 250 đến 300 giao dịch mua bán liên quan đến khối ngoại trong năm nay, tăng kỷ lục so với con số 147 thương vụ vào năm 2014.

Yên Sơn (t/h)

Xem thêm:

Yên Sơn

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Yên Sơn

Recent Posts

Báo cáo LHQ: Việt Nam là điểm đến hàng đầu của rác thải

Báo cáo LHQ tháng 4/2024 cho biết Việt Nam những năm gần đây nằm trong…

3 phút ago

Bỏ việc để khởi nghiệp, người đàn ông kiếm 10 tỷ đồng một năm

Để khởi nghiệp, Gene Caballero đã phải bán nhà và rút hết tiền tiết kiệm.…

7 giờ ago

Josep Borrell: Một số quốc gia EU vẫn coi Nga là ‘bạn tốt’

Ngoại trưởng EU Josep Borrell thừa nhận rằng, không phải mọi quốc gia thành viên…

8 giờ ago

Vùng đồng bằng sông Hồng được quy hoạch thành 2 tiểu vùng

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố và được…

9 giờ ago

Telegraph: Ông Trump sẽ buộc các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự

Cựu Tổng thống Donald Trump đang có kế hoạch thúc đẩy các thành viên NATO…

9 giờ ago

Nhà Trắng chú ý việc Nga tuyên án giam giữ học viên Pháp Luân Công 2 tháng

Một tòa án ở Moscow đã viện dẫn một đạo luật gây tranh cãi và…

11 giờ ago