Cửa hàng bán đồ hiệu tại Bình Nhưỡng ẩn giấu bí mật của Kim Jong-un

Những mặt hàng xa xỉ như đồng hồ giá 4.000 USD, rượu whisky thượng hạng hay đồ trang sức cao cấp đang được bày bán ở các cửa hàng tại Bắc Triều Tiên, nhằm thu tiền về cho chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của quốc gia này.

Vị trí cửa hàng bán đồ hiệu Puksae Shop của Kim Jong-un (Nguồn: Google Maps)

Nhóm nghiên cứu độc lập về Triều Tiên NK Pro đã tiến hành điều tra và ghi lại những bức ảnh về hoạt động cũng như hàng hóa tại hai trung tâm mua sắm cao cấp của Triều Tiên trong suốt một năm qua. Những bức ảnh này cho thấy, có rất nhiều các loại trang sức, nước hoa và quần áo hàng hiệu được bày bán tại thủ đô Bình Nhưỡng.

Theo ông Kim Kwang Jin, một người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, đã từng hỗ trợ trong bộ phận nhập khẩu hàng hóa bất hợp pháp đã nói rằng, doanh số bán những hàng hóa này là dành cho các chương trình quân sự của quốc gia: “Họ đã kiếm được rất nhiều USD và tiền mặt từ các cửa hàng cao cấp và dùng chính số tiền này phục vụ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa.”

Chiếc đồng hồ Montblanc, một nhãn hiệu xa xỉ của Đức, đang được bày bán ở Bình Nhưỡng với giá hơn 4.000 USD. (Ảnh: Dailymail)
Đồng hồ, nước hoa, quần áo thiết kế hàng hiệu và những loại rượu siêu đắt đỏ được bày bán trên kệ ở hai cửa hàng sang trọng. (Ảnh: Dailymail)
Ông Kim Kwang Jin, một người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên từng buôn lậu các mặt hàng xa xỉ cho chính quyền họ Kim nói rằng, Kim Jong-un đã sử dụng lợi nhuận của hoạt động này để chi trả cho việc phát triển vũ khí hạt nhân. (Ảnh: Dailymail)

Theo các nhà nghiên cứu, hai cửa hàng có tên gọi là Puksae Shop và Pottongang Ryugyong Shop này cách khá xa các điểm nóng du lịch. Trong mỗi cửa hàng đều có nhiều loại mặt hàng xa xỉ từ nữ trang, rượu, cho đến cả những đồ điện tử có tên tuổi vốn bị cấm nhập khẩu vào Bắc Triều Tiên theo lệnh trừng phạt.

Thậm chí tại đó còn có cả đồng hồ nhãn hiệu Montblanc siêu sang của Đức, có giá lên đến 4.000 USD. Richemont, công ty sở hữu nhãn hiệu Montblanc đã phủ nhận việc có quan hệ làm ăn cũng như xuất khẩu các mặt hàng vốn nằm trong danh sách cấm của Liên Hợp Quốc sang Triều Tiên. “Những mặt hàng được bày bán ở đó rất có thể là nhập khẩu bất hợp pháp, thậm chí là hàng giả, hoặc là hàng đã qua sử dụng.”

Tuy nhiên, điều đáng nói là, trong khi Liên Hợp Quốc liên tiếp áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế như đưa các mặt hàng xa xỉ bao gồm xe đua, ngọc trai, dụng cụ thể thao, đồng hồ đắt tiền vào trong danh sách cấm xuất khẩu sang Triều Tiên nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng mở rộng phát triển công nghệ tên lửa và vũ khí, thì hoạt động mua sắm ở quốc gia này vẫn diễn ra như thể không có rào cản nào.

Cũng không ngoại trừ khả năng các quan chức cao cấp hoặc những nhân viên làm việc tại các đại sứ quán đã đưa những mặt hàng xa xỉ này về Bắc Triều Tiên.

Americaya, một thương hiệu giày cao cấp tại Singapore cũng được bày bán. (Ảnh: Dailymail)
Những thương hiệu điện tử như Sony, Panasonic, Yamaha và Seiko cũng xuất hiện ở các cửa hàng này. Trong khi đó, những sản phẩm của các hãng này không hề được nhập khẩu chính thức vào Bắc Triều Tiên, những sản phẩm này nhiều khả năng được chuyên chở đến từ một đại lý ở Singapore. (Ảnh: Dailymail)
Danh mục 14 mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào Bắc Triều Tiên. (Ảnh: Dailymail)

Trong số 14 mặt hàng xa xỉ bị cấm nhập khẩu vào Bắc Triều Tiên, thì có đến 8 mặt hàng hiện đang được bày bán ở quốc gia này. Một bức tranh đầy tương phản chính là, trong khi có tới 2 triệu người dân Bắc Triều Tiên vật lộn với cái đói, mỗi ngày chỉ được trợ cấp 650 gram ngô, gạo và thịt thì hoạt động mua bán những mặt hàng xa xỉ hàng ngàn USD vẫn diễn ra nhộn nhịp. Một nhà ngoại giao phương Tây còn tiết lộ, khi giao dịch ở những cửa hàng này, chỉ có thể sử dụng tiền USD chứ không dùng được tiền của Bắc Triều Tiên.

Theo ông Kim Kwang Jin, các cửa hàng bán đồ xa xỉ này chính là một phần của Văn phòng 39 bí mật. Văn phòng này kiếm tiền từ các cửa hàng bán hàng cao cấp, các khách sạn hạng sang và ngành công nghiệp dịch vụ ở Bình Nhưỡng.

Các nhà nghiên cứu của NK Pro còn phát hiện ra mối liên hệ giữa các cửa hàng ở Bình Nhưỡng với một số thương nhân tại Singapore.

Cửa hàng Puksae, gần với Arc of Triumph ở phía Bắc thành phố. (Ảnh: Dailymail)
Cửa hàng Pothonggang Ryugyong bán các mặt hàng đắt đỏ nhất. (Ảnh: Dailymail)

Liên Hợp Quốc suốt nhiều năm nay luôn tìm cách ngăn chặn Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt về thương mại lên quốc gia này. Tháng 3/2016, chỉ một vài tuần sau khi Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt mới nhất, hình ảnh người dân Bắc Triều Tiên sử dụng ván trượt của Pháp đến khu nghỉ dưỡng trượt tuyết xa xỉ đã xuất hiện trên mạng như một lời thách thức. Điều này khiến cộng đồng quốc tế một lần nữa phải đặt dấu chấm hỏi cho hiệu quả của các biện pháp trừng phạt.

Hồi tháng Tư vừa qua, theo số liệu công bố từ MailOnline cho thấy, Kim Jong-un đã nhập khẩu rượu với chi phí lên đến 1 triệu USD chỉ trong năm 2016. Riêng số tiền chi vào mua rượu vodka đã tăng từ 32.000 USD năm 2015 lên đến 181.000 USD trong năm 2016.

Gần đây, căng thẳng giữa Bắc Triều Tiên với Mỹ và các nước đồng minh tiếp tục trầm trọng hơn khi Triều Tiên khẳng định hôm 4/7 rằng quốc gia này đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có tầm bắn vươn tới lãnh thổ Mỹ.

Hồng Ngọc

Xem thêm:

Hồng Ngọc

Published by
Hồng Ngọc

Recent Posts

Ứng viên tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy Jr. : Lệnh cấm TikTok là vi hiến

Ứng cử viên tổng thống độc lập của Hoa Kỳ Robert F. Kennedy Jr. có…

2 giờ ago

Cô chó đập cửa thông báo cứu cả gia đình khỏi đám cháy nghiêm trọng

Nếu không có cô chó Molly cảnh báo thì cả gia đình Miller đã chìm…

5 giờ ago

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh yếu sau đợt nắng ‘gay gắt’

Theo chuyên gia khí tượng, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5,…

6 giờ ago

Cà Mau kiểm tra các dự án điện gió sau sự cố rơi cánh quạt

Một số nhà máy điện gió bị phát hiện hiện một số thiếu sót như…

6 giờ ago

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines phủ nhận việc đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ

Philippines bác bỏ tuyên bố của ĐCSTQ rằng hai bên đã đạt được các thỏa…

7 giờ ago

WSJ: Ông Putin không ra lệnh xử tử thủ lĩnh đối lập Navalny

Alexei Navalny, lãnh đạo đối lập nổi bật nhất của Nga, đã chết vào ngày…

7 giờ ago