Thế Giới

Cuba lặng lẽ cho phép làm chết không đau đớn với người mắc bệnh nan y

Cuba hôm thứ Sáu (22/12) đã trở thành quốc gia thứ hai tại Mỹ La-tinh và Caribe sau Colombia cho phép được làm cho người mắc bệnh nan y chết một cách nhẹ nhàng và không đau đớn.

Biện pháp y tế gây tranh cãi nêu trên được Quốc hội Cuba thông qua hôm 22/12 khi cập nhật khung pháp lý của quốc gia cộng sản này về hệ thông y tế đại trà và miễn phí.

Theo Reuters, bản thảo cuối cùng của luật trên tuyên bố: “Quyền được chết đường hoàng của người dân được công nhận trong các quyết định cuối đời, trong đó có thể bao gồm giới hạn của nỗ lực trị liệu, chăm sóc tiếp tục hoặc giảm đau, và các thủ tục hợp lệ kết thúc sự sống”.

Làm chết không đau đớn và tự nguyện chết với sự trợ giúp y tế bị hầu hết các tôn giáo phản đối và gây ra tranh cãi lớn trên thế giới. Chỉ một số ít các quốc gia cho phép thực hiện làm chết không đau đớn, trong khi một số khác coi hành vi đó tương đương với giết người.

Giáo hội Công giáo La Mã Cuba chưa trả lời yêu cầu bình luận về động thái pháp lý mới nhất nêu trên của giới chức Cuba.

Tiến sĩ Alberto Roque có chuyên môn về đạo đức sinh học của Viện Ưng thư học và Sinh vật học phóng xạ tại Havana, trung tâm ung thư hàng đầu của Cuba, đã hoan nghênh luật mới và nói rằng biện pháp này thiết lập “khung pháp lý cho hành vi làm chết không đau đớn ở bất kỳ dạng thức nào trong tương lai, chẳng hạn như làm chết không đau đớn chủ động hoặc tự nguyện chết với sự trợ giúp”.

Truyền thông nhà nước Cuba thời gian qua hiếm khi đề cập đến việc chính phủ nước này sẽ phê chuẩn hành vi làm chết không đau đớn và cũng không có các cuộc thảo luận công khai về chủ đề này. Tuy nhiên, Tiến sĩ Alberto Roque nhận định rằng chủ đề này sẽ được nhắc đến nhiều hơn khi giới chức tiến hành soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực thi luật mới và các quy định liên quan.

Đứng bên ngoài Viện Ưng thư học và Sinh vật học phóng xạ, y tá Suaima Lopez, 47 tuổi, đang chịu đau đớn vì bệnh ung thư trực tràng, đã nói bà ủng hộ việc cho phép làm chết không đau đớn trong trường hợp bà hoặc các bệnh nhân khác không thể phục hồi.

Các gia đình muốn giữ những người thân yêu của họ sống cho đến tận những thời khắc sau cùng, nhưng mọi người phải nghĩ cho những đau đớn họ phải chịu đựng”, bà Suaima Lopez nói với Reuters.

Nếu mà chúng ta cho phép chết đường hoàng… vào một thời điểm nhất định khi không còn làm gì thêm được nữa… thì hãy để tôi chết thanh thản, một cách yên bình và nhẹ nhàng”, bà Suaima Lopez nói.

Thụy Sĩ, Hà Lan, Luxembourg, Canada, Úc, Tây Ban Nha, Đức, New Zealand và một số tiểu bang tại Mỹ cũng cho phép làm chết không đau đớn, và một số quốc gia trong số này cho phép tự nguyện chết với sự trợ giúp y tế trong trường hợp bệnh nhân rất đau đớn, nhưng không áp dụng trong trường hợp không phải là bệnh giai đoạn cuối.

Hải Đăng (Theo Reuters)

Hải Đăng

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Hải Đăng

Recent Posts

Tỉnh ủy Bình Phước chỉ đạo vụ Tỉnh ủy viên xâm hại đồng tính

Giới chức Đảng và chính quyền tỉnh Bình Phước xác nhận đang làm rõ vụ…

2 giờ ago

Xe buýt điện Trung Quốc đổ bộ thị trường EU, hãng xe châu Âu lâu đời phá sản

Nhu cầu thị trường về xe buýt điện đang dần mở rộng ở Châu Âu.…

3 giờ ago

Ông Zelensky chỉ trích phương Tây vì muốn chấm dứt xung đột

Tổng thống Ukraine tuyên bố lực lượng Kiev sẽ thành công hơn trên chiến trường…

3 giờ ago

Nói về món ăn miền Nam

Sau thử thách, nhiều món ăn lạ được định hình hoặc bị lãng quên để…

5 giờ ago

Vụ án chìm tàu kéo và sà lan khiến 9 người thương vong: Khởi tố vụ án

Liên quan vụ chìm tàu kéo và sà lan làm 9 người thương vong, cơ…

5 giờ ago

Thủ tướng Slovakia Robert Fico vẫn đang trong tình trạng nguy kịch

Thủ tướng Sloviakia Robert Fico vẫn đang trong tình trạng nguy kịch và phải đối…

5 giờ ago