Đàm phán giải quyết xung đột biên giới Trung – Ấn tiếp tục bế tắc

Theo các báo cáo, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tuyên bố không đạt được thỏa thuận dẫn đến việc rút quân ở các vùng hẻo lánh dọc theo biên giới dài 3.500 km của họ.

Các chỉ huy của hai bên đã gặp nhau vào Chủ nhật (10/10) tại khu vực Ladakh do Trung Quốc kiểm soát. Việc không có thỏa thuận đồng nghĩa với việc quân đội các bên sẽ tiếp tục đóng quân trong những tháng tới ở độ cao trên 4.000 mét, có nơi nhiệt độ mùa đông xuống dưới -30 độ C.

Trong trường hợp bình thường, binh lính thường rút quân vào thời điểm này trong năm cho đến khi thời tiết thuận lợi hơn. Cả hai bên đều đổ lỗi cho bên kia về sự bế tắc khiến quân đội phải tiếp tục đóng quân tại chỗ.

Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, phía Ấn Độ đã đưa ra “đề xuất mang tính xây dựng” tại các cuộc đàm phán, trong khi phía Trung Quốc “không đồng ý” và không đưa ra “đề xuất hướng tới tương lai”, theo báo Hindu.

Long Shaohua, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh mặt trận phía Tây của Trung Quốc, nói rằng Ấn Độ đã đưa ra “những yêu cầu vô lý và không thực tế”, theo tờ SCMP.

“Quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia của Trung Quốc là không thể lay chuyển và chúng tôi hy vọng rằng phía Ấn Độ sẽ không đánh giá sai tình hình”, người phát ngôn nói thêm.

Tướng Ấn Độ MM Naravane bày tỏ sự thất vọng trước hoạt động xây dựng quân sự của Trung Quốc dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở phía đông Ladakh, nơi Trung Quốc được cho là đang xây dựng các bãi đáp trực thăng, các điểm đặt tên lửa đất đối không và các vị trí radar, cũng như mở rộng các đường băng, theo AP. Trung Quốc cũng được cho là đang xây dựng hàng chục trại lính trú đông.

“Một vấn đề đáng lo ngại là [Trung Quốc] vẫn đang đưa quân đến trên quy mô lớn, nó đã xảy ra và đang tiếp tục diễn ra,” vị tướng nói, theo AP. “Và để duy trì việc xây dựng lực lượng này, Trung Quốc đã phát triển khối lượng cơ sở hạ tầng tương đương.” 

“Vì vậy, có nghĩa là họ (Trung Quốc) đã đến đó để ở lại. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tất cả những diễn biến này, nhưng nếu họ ở đó, chúng tôi cũng sẽ ở lại đó,” ông tiếp tục.

Trung Quốc và Ấn Độ đã đấu tranh giành quyền kiểm soát địa hình thưa thớt người ở trên dãy Himalaya trong 17 tháng qua, với 13 cuộc đàm phán đã được tổ chức cho đến nay. Các cuộc đàm phán hôm Chủ nhật được cho là kéo dài hơn 8 giờ, theo cho các phương tiện truyền thông Ấn Độ.

Hàng chục nghìn binh sĩ hiện đang đóng quân dọc theo LAC, được hỗ trợ bởi một loạt hệ thống vũ khí và khí tài quân sự. Kể từ tháng 2, cả hai bên đã rút một số binh sĩ khỏi hồ băng Pangong Tso, Gogra và Thung lũng Galwan, mặc dù có thêm binh sĩ đã được triển khai tới khu Đồng bằng Demchock và Depsang, theo Al Jazeera.

Cuộc xung đẫm máu mới đây nhất xảy ra vào tháng 6 năm 2020 giữa quân đội hai quốc gia, đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và số lượng không xác định binh lính Trung Quốc thiệt mạng.

Lê Vy

Xem thêm:

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

Chuyên gia: Làm những điều này vào ban đêm sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn vào sáng hôm sau

Nếu thức dậy vào buổi sáng với một tinh thần uể oải mệt mỏi thì…

9 phút ago

Ngoại trưởng Anh Quốc nói điều quân NATO tới Ukraine là ‘nguy hiểm’

Ngoại trưởng Anh David Cameron hôm thứ Sáu (3/5) đã lên tiếng phản đối việc…

46 phút ago

Mẫu sổ đỏ, sổ hồng được đề xuất in thêm mã QR

Theo Bộ TN-MT, mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới sẽ chỉ còn…

2 giờ ago

Đồng Nai: Phải tiêm vắc-xin phòng dại sau khi giết, ăn thịt chó dại

Một số người tại xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) đã làm…

3 giờ ago

8 người bị cáo buộc mạo danh phóng viên cưỡng đoạt tài sản doanh nghiệp

Các bị can tổ chức hoạt động theo từng nhóm liên huyện, liên tỉnh, trao…

5 giờ ago

Không được tài trợ, vận động viên làm việc ở Walmart kiếm tiền thi Olympic Trials

Dylan Beard là một vận động viên đáng ngưỡng mộ. Dù là trên đường đua…

5 giờ ago