Điều gì xảy ra nếu tỷ lệ số phiếu đại cử tri ngang bằng nhau?

Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến Ngày Bầu cử tổng thống năm 2020, nhiều người đang suy đoán điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ lệ số phiếu đại cử tri của hai ứng cử viên ngang bằng nhau. Mặc dù tình huống này rất khó xảy ra, nhưng nó vẫn hoàn toàn có thể diễn ra và đã từng có tiền lệ trong lịch sử. 

Cử tri đoàn bao gồm 538 phiếu bầu được phân bổ đều cho toàn bộ 50 tiểu bang và Washington, D.C. Để trở thành tổng thống, một ứng cử viên phải giành được đa số phiếu trong số này, với mức tối thiểu là 270.

Nhưng 538 là một số chẵn, điều này có nghĩa là có thể xảy ra tình huống hai ứng cử viên mỗi bên nhận được 269 phiếu đại cử tri. Nếu điều đó diễn ra, Hạ viện Hoa Kỳ sẽ phải vào cuộc để để phá vỡ tỷ số hòa.

Không giống như số phiếu đại cử tri, có 435 thành viên trong Hạ viện Hoa Kỳ, có nghĩa là đa số phiếu được đảm bảo. Tuy nhiên, mỗi bang – chứ không phải mỗi dân biểu – chỉ được một phiếu bầu, dựa trên đa số đảng.

Do đó, lấy ví dụ, trong số các dân biểu Mỹ tại Maryland – có bảy đảng viên Dân chủ và một đảng viên Cộng hòa – đa số phiếu sẽ thuộc về ứng cử viên Dân chủ và đảng này được một phiếu bầu. Còn trong số các dân biểu tại Florida – có 13 thành viên Đảng Dân chủ và 14 thành viên Đảng Cộng hòa – Đảng Cộng hòa chiếm đa số và sẽ giành được phiếu bầu.

Các nhà phê bình cho rằng hệ thống này rất không cân xứng khi mà 10 bang lớn nhất, chiếm tới một nửa dân số, chỉ nhận được 20% phiếu bầu, trong khi 40 bang còn lại, chiếm chưa tới hơn một nửa dân số, lại nhận được 80% phiếu bầu.

Trong khi đó, Phó tổng thống sẽ được Thượng viện lựa chọn trong trường hợp số phiếu bầu ngang nhau. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ có thể có tổng thống Đảng Cộng hòa và phó tổng thống đảng Dân chủ, hoặc ngược lại. Nếu Hạ viện không thể quyết định xem ai sẽ thắng cử tổng thống và đồng thời Thượng viện đã chọn lựa xong một phó tổng thống, thì phó tổng thống bấy giờ sẽ trở thành quyền tổng thống cho đến khi vấn đề được giải quyết. Nếu cả Thượng viện và Hạ viện không thể chọn một ứng viên trở thành tổng thống, thì Chủ tịch Hạ viện sẽ trở thành quyền tổng thống cho đến khi cả lưỡng viện của Quốc hội quyết định chọn ai đó.

Tỷ lệ ngang bằng trong cuộc bỏ phiếu cử tri đoàn – chưa nói đến việc Chủ tịch Hạ viện trở thành quyền tổng thống – rất khó xảy ra. Nhưng trên thực tế, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1800, hai ứng viên Thomas Jefferson và Aaron Burr đã từng nhận được số phiếu đại cử tri bằng nhau, nhận được mỗi bên 73 phiếu. (Thời điểm đó có ít tiểu bang hơn hiện nay).

Năm 1800, Hạ viện đã vào cuộc và bỏ phiếu, cuối cùng quyết định ông Jefferson làm tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ và ông Burr làm phó tổng thống. Tình huống bất thường này đã dẫn đến việc Thông qua Tu chính án thứ 12 nhằm ngăn chặn tình trạng nhiều ứng cử viên giành được đa số phiếu đại cử tri. Tu chính án thứ 12 quy định rằng, nếu không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu đại cử tri, cuộc bầu cử sẽ được chuyển đến Hạ viện, nhưng chỉ ba người có được số phiếu Đại cử tri cao nhất được đưa ra để lựa chọn.

Minh Ngọc

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Luật quân dịch mới của Ukraine cho phép cả người nhiễm HIV nhập ngũ

Công dân Ukraine bị nhiễm HIV, bệnh lao phổi và ung thư, cũng như một…

1 giờ ago

Trung Quốc: Nhà tù lớn nhất thế giới dành cho các nhà báo

Trung Quốc không chỉ giam giữ nhiều nhà báo hơn bất kỳ nước nào trên…

2 giờ ago

Điện Kremlin gọi phát biểu của lãnh đạo Anh, Pháp là ‘leo thang bằng ngôn từ’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Sáu…

2 giờ ago

Bộ Văn hóa lại đề xuất 122.250 tỷ đồng để phát triển văn hóa

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ông Trần Quốc Phương cho hay…

2 giờ ago

Quan hệ ngày càng chặt chẽ với Bắc Kinh, Nga bắt giữ 4 học viên Pháp Luân Công

Đầu giờ sáng thứ Sáu (ngày 3/5), cảnh sát Nga đã khám xét nhà của…

2 giờ ago

Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Đại diện Bộ Y tế cho biết đang đề xuất cấm sản xuất, kinh doanh,…

2 giờ ago