Hàn Quốc tức giận vì tuyên bố “Kimchi có nguồn gốc từ Trung Quốc”

Người dân Hàn Quốc và Trung Quốc đang tranh cãi kịch liệt về nguồn gốc của Kimchi, một món ăn truyền thống, đặc trưng cho ẩm thực Hàn Quốc được làm từ nguyên liệu là các loại rau củ như bắp cải, gừng và ớt.

Bắc Kinh gần đây đã giành được chứng nhận từ Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) cho Pao Cai, một món rau muối từ Tứ Xuyên giống món Kimchi của Hàn Quốc. 

Thời báo Hoàn Cầu ngay sau đó đã ca ngợi món Pao Cai như một “tiêu chuẩn quốc tế cho ngành công nghiệp Kimchi do Trung Quốc dẫn đầu”.

Truyền thông Hàn Quốc đã nhanh chóng bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh đang cố gắng biến Kimchi thành một loại “Pao Cai” do Trung Quốc sản xuất.

Sự việc đã khiến cư dân mạng Hàn Quốc phẫn nộ.

“Hoàn toàn vô nghĩa, [Trung Quốc] đúng thật là một tên trộm ăn cắp văn hóa của chúng ta!” một cư dân mạng Hàn Quốc đã viết trên Naver.com, cổng thông tin điện tử phổ biến.

“Tôi đọc trên báo rằng Trung Quốc hiện nói rằng Kimchi là của họ, và họ đang tạo ra tiêu chuẩn quốc tế cho nó. Điều này thật vô lý. Tôi lo rằng họ có thể ăn cắp Hanbok và các nội dung văn hóa khác, không chỉ Kimchi,” cô Kim Seol-ha, 28 tuổi ở Seoul, nói, theo Reuters.

Một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc thậm chí còn mô tả sự việc trên là “nỗ lực thống trị thế giới” của Trung Quốc, trong khi một số bình luận trên mạng xã hội lo ngại rằng Bắc Kinh đang thực hiện “cưỡng ép về kinh tế”.

Trên Weibo (giống Twitter) của Trung Quốc, cư dân mạng Trung Quốc tuyên bố Kimchi là món ăn truyền thống của đất nước họ, vì hầu hết Kimchi được tiêu thụ ở Hàn Quốc được sản xuất tại Trung Quốc.

“Nếu các bạn không đạt được tiêu chuẩn, thì đó không phải là kim chi”, một người viết trên Weibo. “Ngay cả cách phát âm của kimchi cũng bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc, còn gì để nói nữa,” một người khác viết.

Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc sau đó đã phát đi tuyên bố nói rằng tiêu chuẩn ISO mà Trung Quốc lấy được cho món Pao Cai không áp dụng được với Kimchi.

Việc tuyên bố các sản phẩm truyền thống của nước khác là “của mình” không phải là hiếm ở Trung Quốc.

Vào tháng 11 năm ngoái, tờ China Daily đã đăng tải các thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu và gọi đó là “phong cách Trung Quốc.” Nhiều người Việt Nam đã gọi đó là hành vi “ăn cắp văn hoá” của Trung Quốc.

Xuân Lan 

Xem thêm:

Xuân Lan

Published by
Xuân Lan

Recent Posts

Dân biểu Taylor Greene muốn phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson

Một số nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ được cho là đang…

6 giờ ago

10 quy tắc an toàn khi chạm vào phích cắm điện bạn cần biết

Chúng ta tiếp xúc và sử dụng các sản phẩm điện hàng ngày nên việc…

7 giờ ago

Đấu thầu vàng thất bại lần 3; vàng SJC lập kỷ lục 85,8 triệu đồng/lượng

Sau khi thông báo hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5, giá vàng miếng SJC…

7 giờ ago

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Giám đốc bị tạm giữ

Liên quan vụ nổ lò hơi  tại công ty gỗ ở Đồng Nai  khiến 6…

8 giờ ago

Thăm dò: số lượng người Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù ngày càng tăng

Theo một cuộc thăm dò mới do Pew thực hiện gần đây, đại đa số…

9 giờ ago

Thêm một người tố cáo Boeing đột ngột qua đời, trường hợp thứ hai sau 2 tháng

Một người tố cáo Boeing đột ngột qua đời hôm thứ Ba (30/4) ở tuổi…

10 giờ ago