Hoa Kỳ thúc ASEAN về vấn đề Myanmar, bác bỏ yêu sách biển ‘trái luật’ của Trung Quốc

Hoa Kỳ bác bỏ yêu sách hàng hải “trái pháp luật” của Trung Quốc ở Biển Đông và đứng về phía các quốc gia Đông Nam Á đối mặt với “sự chèn ép” của Bắc Kinh, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết hôm thứ Tư (14/7).

Phát biểu tại một cuộc họp video với các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam (ASEAN), ông Blinken cho biết Hoa Kỳ bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình ở Myanmar và kêu gọi nhóm hành động để chấm dứt bạo lực và khôi phục nền dân chủ ở nước này.

Cuộc gặp với khối 10 thành viên là cuộc họp đầu tiên kể từ khi chính quyền Biden nhậm chức vào tháng Giêng. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh các nhà ngoại giao lo ngại rằng Washington đã không chú ý đầy đủ đến một khu vực quan trọng trong chiến lược khu vực nhằm chống lại một quốc gia ngày càng hùng mạnh là Trung Quốc.

ASEAN đã dẫn đầu nỗ lực ngoại giao đối với quốc gia thành viên Myanmar kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 khiến nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Tuy vậy, chính quyền Myanmar đã hầu như không thực hiện “đồng thuận 5 điểm” của ASEAN đạt được vào tháng 4, trong đó kêu gọi chấm dứt bạo lực, tổ chức các cuộc đàm phán chính trị và chỉ định một đặc phái viên khu vực.

Ngoại trưởng Blinken kêu gọi ASEAN thực hiện “hành động ngay lập tức” về đồng thuận và bổ nhiệm một đặc phái viên tới Myanmar.

Ông cũng yêu cầu trả tự do cho tất cả những người “bị giam giữ bất hợp pháp” trong nước và khôi phục quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar.

Về vấn đề biển Đông, ông Bliken nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ bác bỏ “yêu sách hàng hải trái pháp luật” của Trung Quốc ở Biển Đông tại cuộc họp và nói rằng Washington “sát cánh với các bên tranh chấp Đông Nam Á khi đối mặt với sự chèn ép của (Trung Quốc)”.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với hầu hết vùng biển Đông rộng lớn thông qua “đường chín đoạn” hình lưỡi bò với các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines. 

Hàng nghìn tỷ đô la thương mại hàng năm chảy qua tuyến đường thủy đang tranh chấp này.

Ngoài Biển Đông, sông Mekong đã trở thành một mặt trận mới trong sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, với việc Bắc Kinh vượt qua Washington về cả chi tiêu và ảnh hưởng đối với các nước hạ nguồn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết ông Blinken “cam kết tiếp tục hỗ trợ của Hoa Kỳ cho một khu vực sông Mekong tự do và rộng mở trong khuôn khổ quan hệ đối tác Mekong – Hoa Kỳ.”

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết ông hy vọng cuộc gặp hôm thứ Tư báo hiệu một “cam kết mới” đối với hợp tác đa phương của Hoa Kỳ trong khu vực.

Xuân Lan 

Xem thêm:

Xuân Lan

Published by
Xuân Lan

Recent Posts

Những công dụng bất ngờ của các loại chuối

Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, chuối là loại trái cây phổ biến…

50 phút ago

Ngày 27-28/4, 44 người chết vì tai nạn giao thông

Theo Cục CSGT, trong 2 ngày 27-28/4, Việt Nam xảy ra 131 vụ tai nạn…

3 giờ ago

Elon Musk bất ngờ tới thăm Bắc Kinh, hội kiến Thủ tướng Lý Cường

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã có chuyến thăm không báo trước tới…

4 giờ ago

FBI đã nhận danh sách hơn 80.000 người liên quan tới cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Tháng 4/2024, WOIPFG đã đệ trình “danh sách một số người bị nghi ngờ tham…

4 giờ ago

Mưa đá đổ xuống Đắk Lắk, Gia Lai

Giữa đợt khô hạn kéo dài, hai trận mưa đá cục bộ liên tiếp đổ…

5 giờ ago

Cải tạo bếp cũ, cặp vợ chồng phát hiện kho báu từ thế kỷ 17

Một cặp vợ chồng người Anh đã tìm thấy một kho tiền xu từ thế…

6 giờ ago