Nhà thờ Ukraine liên tiếp đổi chủ khi truyền thông tăng mạnh tuyên truyền

Ít nhất một nhà thờ ở Lviv và một nhà thờ ở Zadubrivka đã đổi chủ từ Giáo hội Chính thống UOC sang giáo hội mới kể từ đầu tuần. Quốc hội Ukraine đã bắt đầu tính đến việc lấy đi tu viện Pochaiv Lavra. Trong khi đó, truyền thông Ukraine tăng mạnh tuyên truyền về “độc lập tinh thần” với cường độ chưa từng thấy.

Tu viện Pochaiv Lavra từ thế kỷ 16 ở Ternopil, tu viện đồ sộ thứ 2 Ukraine chỉ sau Tu viện Pechersk Lavra (Tu viện Các hang động) ở Kyiv vốn có từ thế kỷ 11. Pochaiv Lavra đã lọt vào tầm ngắm khi Quốc hội Ukraine đã bắt đầu các thủ tục thu hồi quyền sở hữu đất và tài sản. (Nguồn ảnh Wikipedia)

Tuyên truyền với cường độ chưa từng có

Song song với hành động “giải phóng” các nhà thờ của UOC, thì chính quyền Zelensky đang tiến hành một chương trình tuyên truyền với cường độ chưa từng có.

Rất dễ hình dung cường độ ấy bằng cách thử vào mạng xã hội, nơi các kênh truyền thông của nhà nước Ukraine có mặt ở đó, và tìm chữ УПЦ (Giáo hội Chính thống UOC). Các bài tin về UOC xuất hiện rất nhiều. Từ 1 tháng trở về trước, Ukraine hầu như không có bài nào về UOC. Nhưng bây giờ, số bài của các kênh truyền hình về UOC đã nhiều hơn số bài tin tình hình chiến sự tiền tuyến.

Những bài tiêu đề có chữ МП hoặc (МП) thì gần như chắc chắn là của phe chính quyền Ukraine. MP nghĩa là Thượng phụ Moscow. Giáo hội UOC không tự nhận họ là MP, vì họ đã tuyên bố tách ra từ lâu. Chỉ có phe chính quyền Ukraine mới có phong cách gắn cái tu từ ‘Thượng phụ Moscow’ mỗi ghi gọi tên giáo hội này. Các kênh truyền hình ở đây, với các hình ảnh phóng viên, người thuyết minh, v.v. khá dễ nhận ra.

Tuy có nhiều chương trình, nhưng nội dung là tương tự nhau: Phổ cập chủ trương của nhà nước, rằng các công trình tôn giáo như nhà thờ là thuộc tài sản nhà nước, rằng nhà nước giờ cần thu hồi về để phục vụ công tác văn hóa, rằng UOC là thân Nga, rồi các đoạn ghi lén điện thoại của tu viện trưởng Tu viện Các hang động do cơ quan đặc vụ SBU chộp được cũng được phát đi phát lại để minh chứng cho điều ấy. Hiện nay, tu viện trưởng Pavel đang bị cách ly 60 ngày.

Cũng có rất nhiều đoạn quay cảnh phỏng vấn người dân ở đó và họ nói rằng muốn chuyển sang giáo hội mới OCU, vì giáo hội mới sẽ dùng tiếng Ukraine. Có một điều đáng lưu ý mà truyền thông Ukraine không đề cập đến trên truyền hình, đó là các kinh điển mà giáo hội UOC giảng giải và một số bài thánh kinh là tiếng Slav cổ chứ không phải tiếng Nga. Giả sử dùng tiếng Nga vấn đề là gì? Vì tiếng Nga cũng là ngôn ngữ phổ biến hàng đầu ở Ukraine, trong khi chiến tranh chỉ mới diễn ra 1 năm, không lẽ tất cả mọi thứ, kể cả các kinh sách và thánh ca đều phải soạn lại hết?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lại một lần nữa cường điệu thông điệp “độc lập tinh thần” của mình hôm 4/4, mặc dù ông vừa nói điều đó vào tuần trước, hôm 29/3.

“Chúng tôi cũng đặt tình hình quốc nội trong tầm kiểm soát, đặc biệt là độc lập tinh thần. Chúng tôi đảm bảo. Không ai có thể thành công phá hoại Ukraine, dù là từ bên ngoài hay là từ bên trong,” ông Zelensky nói trong video hàng đêm 4/4.

“Ukraine là lãnh thổ có tự do tôn giáo lớn nhất ở phần châu Âu của chúng ta,” ông từng nói như vậy vào video hàng đêm hôm 29/3.

Các tu viện đổi chủ

Nhà thờ của tôn giáo, thường được hiểu như những gì cổ kính, là biểu tượng của những gì vĩnh hằng bất chấp thời gian và chế độ. Dù sao thì Chính thống Giáo ở xứ sở Ukraine chính là tín ngưỡng hàng ngàn năm, và ăn sâu vào nếp sống của con người nơi đây.

Nhà thờ George ở Lviv có từ thế kỷ 18, hôm nay trên Wikipedia đã thấy nó thuộc về giáo hội mới OCU. (Nguồn: Wikipedia)

Nhưng mọi thứ đang thay đổi chóng mặt khi các nhà thờ được đổi chủ trong chiến dịch “độc lập tôn giáo” những ngày này, trong khi ngày lễ phục sinh đang cận kề.

Nhà thờ George ở Lviv có từ thế kỷ 18, hôm nay trên Wikipedia đã thấy thuộc về giáo hội mới OCU, trong khi video livestream kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ mới trước đó vừa đưa cảnh cùng với ‘nhân dân’ tới nhà thờ này để giải quyết, có cả bên an ninh và bên chính quyền.

Người đứng đầu chính quyền khu vực Lviv, Maksym Kozytskyi, đã đưa ra một thông báo tương ứng trên trang Facebook của mình.

“Nhà thờ trên đường Taras Bobanych ở Lviv. Giờ đây, nhà thờ đang đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của cái gọi là Tòa Thượng Phụ Moscow. Giáo dân quyết định chuyển qua OCU. Tôi hy vọng rằng trong tương lai gần nhà thờ này sẽ trở thành Nhà thờ Garrison của OCU,” ông Kozytskyi viết.

Theo UOJ đưa tin, trong một đoạn video do một quan chức đăng tải, một người trông giống Kozytskyi, đứng trên bàn thờ của nhà thờ, nói như sau: “Bạn và tôi có một cơ hội lịch sử rất lớn trong nhà thờ này để bỏ phiếu tách khỏi UOC MP và tham gia OCU, và cùng với tất cả Chính thống giáo thế giới, hãy đứng về phía cái Tốt.”

Một nhà thờ khác mang tên thánh Michael ở làng Zadubrivka cũng đã đổi chủ hôm qua (có thể xem một số hình ảnh qua video). Từ một vụ va chạm liên quan đến việc đưa tang một người lính, đã dẫn đến xô xát. Các tu sỹ của nhà thờ bị đánh đập và bị trục xuất, theo OUJ.

Như vậy chỉ vài ngày, đã có ít nhất 2 nhà thờ đổi chủ sang giáo hội mới OCU. Trước đó, như đã đưa tin, một nhà thờ ở Khmelnytskyi đã đổi chủ với tốc độ chưa tới 1 ngày. Lễ sáng Chủ Nhật là do Giáo hội Chính thống UOC cử hành. Sau 1 vụ va chạm với “cựu chiến binh” và thế là đổi chủ. Lễ tối Chủ Nhật là do giáo hội mới OCU cử hành.

Tu viện Pochaiv Lavra từ thế kỷ 16 ở Ternopil. (Nguồn: Wikimedia)

Tu viện Pochaiv Lavra từ thế kỷ 16 ở Ternopil, là tu viện đồ sộ thứ 2 ở Ukraine, chỉ sau Tu viện Pechersk Lavra (Tu viện Các hang động) ở Kyiv vốn có từ thế kỷ 11. Tu viện Pochaiv Lavra đã lọt vào tầm ngắm từ hôm 3/4 khi thu hồi quyền sở hữu đất và tài sản tu viện này được đề đạt lên Quốc hội, theo UOJ đưa tin.

Dấu hiệu chữ thập ngoặc

Một cư dân mạng đã chỉ ra trong video ở một tweet (giây thứ 10), một nhân vật kích động có xăm hình chữ thập ngoặc tạo dáng phỏng ký hiệu của phát xít Đức thế kỷ trước.

Hình xăm chữ thập ngoặc phát xít xuất hiện trong video (giây thứ 10) như chỉ ra trong tweet.

Trước đó, Trí Thức VN đã đưa tin về bối cảnh câu chuyện này: Nữ giáo dân Ekaterina Ershova sùng đạo đang cầu Chúa bất chấp những kẻ cấp tiến quá khích chế nhạo. Bấy giờ nhiều tín đồ Kitô trên thế giới đã coi đó là biểu tượng của chính tín, và so sánh với một bức họa cổ điển rất giống. Trong bức họa là tu sỹ Kitô cầu nguyện bất chấp lũ quỷ nhảy nhót chung quanh.

Khi video lan truyền, một cư dân mạng phát hiện trên tay của một người quá khích mang hình xăm dấu thập ngoặc. Điều này khẳng định thêm về sự tham gia của nhóm S14 khét tiếng từ thời vụ Maidan 2014, như trong một bản thu âm.

Trong bản thu âm đó, Yevhen Karas đã hướng dẫn nhóm những người kích động cách gây hấn như thế nào, cách đứng ra quay chộp cảnh thế nào v.v. Yevhen Karas, một phần tử phát xít mới, một người đứng đầu S14, và được nhìn nhận là một trong những người dẫn dắt đến thảm kịch Maidan năm xưa.

Tín đồ UOC thành kính cầu nguyện bất chấp những kẻ nhạo báng nhảy múa chung quanh.
Quá giống với một bức tranh cổ điển, cả về hình thức bề ngoài và nội hàm bên trong.

Nhật Tân

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Bệnh nhân đầu tiên ghép thận lợn chỉnh sửa gene đã qua đời

Bệnh nhân đầu tiên ghép thận lợn đã qua chỉnh sửa gene vừa qua đời.

5 phút ago

Người đàn ông Nepal lập kỷ lục 29 lần chinh phục đỉnh Everest

Ông Kami Rita Sherpa đã phá kỷ lục thế giới của chính mình, khi vừa…

19 phút ago

Lũ lụt ở Afghanistan khiến 311 người chết, chính quyền ban bố tình trạng khẩn cấp

Theo AFP, hơn 300 người đã thiệt mạng trong lũ quét ở tỉnh Baghlan phía…

6 giờ ago

Không khí lạnh sắp tràn miền Bắc, mưa lớn gây lũ quét

Mưa kéo dài 4-5 ngày liên tục gây nguy cơ lũ quét.

7 giờ ago

Chính phủ Ukraine cảnh báo về khả năng huy động quân sự toàn diện

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Bảy (11/5) cho biết, toàn bộ…

8 giờ ago

Chỉ còn 1 USD, cậu bé 9 tuổi tặng cho người vô gia cư hóa ra lại là triệu phú

Thấy người đàn ông ăn mặc xuề xòa, mắt nhắm, vẻ mặt mệt mỏi, cậu…

9 giờ ago