Thế Giới

Nhật Bản ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 13/12, Bộ Y tế Nhật Bản thông báo về trường hợp một bệnh nhân là nam giới sinh sống tại tỉnh Saitama gần thủ đô Tokyo đã tử vong do bệnh đậu mùa khỉ. Đây là ca tử vong đầu tiên do bệnh này tại Nhật Bản, theo tờ Japan Times. Trên thế giới, những trường hợp mắc căn bệnh này chiếm tỷ lệ lớn ở người đồng tính, song tính hoặc những người đã từng có quan hệ đồng tính nam.

(Ảnh minh họa: Arif biswas/Shutterstock)

Bộ trên cho hay rằng bệnh nhân ở độ tuổi 30, nhiễm HIV và không có lịch sử đi lại trước đó. Nhật Bản ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ vào tháng 7/2022. Tháng 5 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế, trong bối cảnh số ca mắc mới giảm.

Trong khi đó, tại Campuchia, Bộ Y tế nước này cùng ngày thông báo phát hiện thêm một trường hợp dương tính với virus đậu mùa khỉ tại thủ đô Phnom Penh. Đây là ca mắc đậu mùa khỉ thứ 2 được xác nhận tại nước này kể từ tháng 7/2022.

Trong khi đó, Bộ Y tế Campuchia cho biết ca bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận ở một nam bệnh nhân 28 tuổi, sinh sống tại ấp Pesey, phường Teuk Thla, quận Sen Sok, thủ đô Phnom Penh, bắt đầu có triệu chứng từ ngày 30/11. Kết quả xét nghiệm ngày 11/12 cho thấy bệnh nhân dương tính với virus đậu mùa khỉ. Người này đã được đưa đi cách ly.

Các đội ứng phó khẩn cấp của Bộ Y tế cấp quốc gia và của thủ đô Phnom Penh đã và đang phối hợp với chính quyền địa phương các cấp tích cực điều tra, xác định nguồn lây nhiễm, xác định các trường hợp nghi ngờ và bệnh nhân để ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng, đồng thời thực hiện chiến dịch giáo dục sức khỏe cho người dân tại khu vực phát hiện ca bệnh.

Trong thông báo, Bộ Y tế Campuchia cũng khuyến cáo về cách thức lây nhiễm và biện pháp phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ, đồng thời yêu cầu đội ngũ nhân viên y tế nâng cao nhận thức và giáo dục cho người chăm sóc, cũng như thực hiện phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng trong bệnh viện hoặc trung tâm y tế theo đúng quy trình kỹ thuật.

Đậu mùa khỉ vốn là bệnh lưu hành tại khu vực châu Phi, song trong năm 2022, số ca mắc tại khu vực châu Âu tăng đột biến, khiến WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ vào tháng 7 cùng năm. Đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc với dịch tiết từ người mang bệnh. Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể dễ dàng nhận biết như sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban…

Phan Anh

Video: 6 tu dưỡng để trở thành người biết tôn trọng người khác

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Nguồn gốc tên gọi các địa danh ở miền Trung, Tây Nguyên (P1)

Nguồn gốc tên gọi các tỉnh miền Trung là từ tiếng người Chăm, Thượng; hoặc…

41 phút ago

Litva ủng hộ việc gửi quân NATO tới Ukraine

NATO có thể thành lập một liên minh gồm các huấn luyện quân sự để…

46 phút ago

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ kết)

Vào những tháng cuối năm 1977, có một bất ngờ vượt lên trên mọi bất…

47 phút ago

Trước ngày 13/5, nhiều học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại dã man

Sắp đến "Ngày 13/5" (Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới), Đảng Cộng sản Trung…

55 phút ago

Chuyện hài hước về nguồn gốc cái tên “sầu riêng” ở xứ ta

Trái Sầu Riêng kể ra rất bổ tuy cái vị nó bùi, nhưng mùi nó…

56 phút ago

Đạo trị quốc của cổ nhân: Khoan thứ bao dung

Bao dung, nhường nhịn là một khí phách phi phàm, là một tấm lòng bao…

1 giờ ago