Obama tới Lào khi Viêng Chăn xa lánh Trung Quốc, ngả về phía Việt Nam?

Sự có mặt của ông Obama có thể góp phần giúp Lào quay mặt trước một Trung Quốc ngày càng có nhiều tham vọng và ảnh hưởng?

Tổng thống Obama và phu nhân đón vợ chồng Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone tại New York năm 2015

Từ khi thay đổi chính phủ trong tháng 4, Lào đã có một số dấu hiệu giữ khoảng cách với Trung. Sự có mặt của ông Obama trong tháng tới có thể là cơ hội để Viêng Chăn (Vientiane) mạnh dạn bước xa khỏi Trung Quốc, thắt chặt thêm quan hệ với Việt Nam và thân thiện hơn với Mỹ?

Đất nước cộng sản nhỏ bé, kín tiếng, chỉ vỏn vẹn 7 triệu dân này, vốn có nền chính trị khá mờ nhạt. Nhưng vào tháng 9/2016, thủ đô Lào sẽ trở thành tâm điểm của sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28, trong đó có sự tham gia của Tổng thống Mỹ.

Theo giới phân tích, đối với chủ nhân Nhà Trắng, việc có mặt tại Lào là một trong những nỗ lực ngoại giao cuối cùng thúc đẩy chính sách xoay trục của Washington sang Châu Á – vốn được xem là để đối trọng với đà vươn lên cả về mặt kinh tế lẫn quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

Sức ảnh hưởng của người khổng lồ hàng xóm Trung Quốc đối với người Lào có thể dễ dàng nhận thấy: người giàu Trung Quốc lái những chiếc SUV đắt tiền trên đường phố Vientiane, vượt qua những chiếc tuk tuk lạc hậu. Khác sạn do người Trung Quốc bỏ tiền xây mọc lên như nấm trên những thành phố chậm phát triển nhất châu Á này.

Tuy nhiên, giới ngoại giao nhận định ông Obama có thể giúp thúc đẩy mở ra một cách cửa khác cho Lào – tiến gần tới Mỹ hơn, nhờ vào những chuyển biến trong chính phủ nước này hồi tháng 4.

Họ cho rằng lãnh đạo Lào đang có vẻ xa lánh Bắc Kinh và ngả nhiều hơn về Việt Nam, quốc gia vì những tranh chấp trên biển với Trung Quốc cũng bị đẩy về một liên mình chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.

Lào có vị trí địa chính trị quan trọng đối với cả Việt Nam và Trung Quốc. Đối với Việt Nam, Lào là cửa ngõ tiếp cận thị trường Thái Lan và xa hơn. Còn Trung Quốc coi Lào là một mắt xích quan trọng trong việc xây dựng “con đường tơ lụa” hiện đại của mình.

Về phần mình, Lào đang xây dựng một loạt các dự án thủy điện trên sông Mê Kông, những dự án tham vọng nhằm biến mình thành ‘ắc quy châu Á’, bán điện cho các quốc gia láng giềng.

Dấu hiệu thay đổi chính sách

Với giới phân tích phương Tây, đọc vị Lào rất khó vì lãnh đạo nước này khá kín tiếng. Tuy nhiên những dấu hiệu gần đây đã cho thấy một số thay đổi về chiến lược cho thấy Lào muốn giữ khoảng cách với Bắc Kinh.

Trước hết là phó thủ tướng Somsavat Lengsavat, một nhân vật nổi tiếng là thân Bắc Kinh đã về hưu. Ông này là người đã bật đèn xanh cho dự án đường sắt Trung Quốc tại Lào, tổng trị giá đầu tư lên tới 7 tỷ đô la. Tuy nhiên sau đó dự án này được cho là đã bị ngừng lại vì người Lào không hài lòng về các điều khoản chỉ có lợi cho Trung Quốc.

Một dấu hiệu thứ nhì đó là nội các trong chính phủ mới của thủ tướng Thongloun Sisoulith từ 4/2016, nhiều người được đào tại tại Việt Nam. Thủ tướng Lào cũng đã dẫn phái đoàn sang thăm Hà Nội ngay trong chuyến công du chính thức đầu tiên của mình.

Tiếp theo, trong hai họp ASEAN gần đây, đại diện của Vientiane tỏ thái độ khá trung dung đối với Bắc Kinh về hồ sơ biển Đông, khác với Campuchia, quốc gia ngày càng được coi như vệ tinh của Trung Quốc.

Trung Quốc hay Mỹ?

Theo số liệu từ Bộ Công thương Trung Quốc được Reuters trích dẫn, Trung Quốc đã mạnh tay đầu tư khoảng 1 tỷ USD vào Lào trong 2 năm 2014 và 2015. Còn đối với Mỹ, quốc gia nghèo và xa xôi này không phải là một mảnh đất sinh lời hấp dẫn.

Giám đốc hội đồng kinh doanh Mỹ-ASEAN Anthony Nelson nhận định rằng Mỹ chỉ có 7,8 công ty ở Lào, còn Việt Nam thì chừng 30-40 công ty. Nhưng cả hai cùng không thể so sánh với mức độ đầu tư của Trung Quốc, “nó hoàn toàn là một cuộc chơi khác”.

Do đó, không có gì là trùng hợp khi những quốc gia có mức độ phát triển thấp nhất, Lào và Campuchia, lại là những nước sẵn sàng đứng về phía Trung Quốc nhất trong tranh luận quốc tế”, ông Nelson nói.

Tuy nhiên về mặt văn hóa, Lào gần gũi với Việt Nam hơn là với Trung Quốc. Doanh nghiệp Lào muốn làm ăn với người Việt hơn, trong khi các doanh nhân người Hoa thường bị cô lập. Người Lào cũng ngày càng bất mãn với thái độ ỷ lớn hiếp nhỏ của các doanh nhân Trung Quốc, vì thế cho dù phải dựa nhiều vào Bắc Kinh nhưng Vientiane vẫn thận trọng với đối tác tham vọng này.

Hoa Kỳ cũng có những lợi ích đáng níu kéo ở Lào. Chuyên gia Phuong Nguyen tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington nhận xét: “Lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở Lào là chứng kiến quốc gia này thể hiện được mức độ tự chủ chiến lược nhất định, vì Washington không muốn thấy Lào thân Trung Quốc như Campuchia”.

Một quan chức của bộ Quốc Phòng Mỹ giấu tên không bình luận về tầm mức chiến lược trong quan hệ của Hoa Kỳ với Lào, nhưng khẳng định Vientiane là “đối tác quan trọng” của Washington.

Tuy nhiên, với tiềm lực tài chính hùng hậu và sức ảnh hưởng khổng lồ của Trung Quốc trong khu vực, khó có thể nói biểu hiện của chính phủ Lào gần đây là đường hướng lâu dài hay chỉ là tạm thời. Câu hỏi rằng một tổng thống Obama sắp mãn nhiệm, và Việt Nam chưa từng có lập trường kiên quyết trước Trung Quốc có đủ sức thuyết phục khiến Lào không trở thành một vệ tinh thứ hai của Trung Quốc ở Đông Nam Á hay không, có lẽ sẽ được sớm trả lời sau Thượng đỉnh ASEAN vào tháng sau.

Trọng Đức

Published by

Recent Posts

Ngoại trưởng EU Borrell: Người châu Âu sẽ ‘không chết vì Donbass’

Ngoại trưởng EU Josep Borrell đã khẳng định rằng các quốc gia thành viên EU…

35 phút ago

Cậu bé 9 tuổi mở xưởng mộc, kinh doanh trong gara của bà

Ollie Ridley thường tặng miễn phí các sản phẩm gỗ mà cậu làm được cho…

40 phút ago

Chính phủ Anh sẽ nhanh chóng loại bỏ toàn bộ thiết bị giám sát do Trung Quốc sản xuất

Vương quốc Anh có kế hoạch loại bỏ các thiết bị giám sát do Trung…

1 giờ ago

Cha đẻ vắc-xin COVID Trung Quốc ‘ngã ngựa’, vấn đề vắc-xin lại được chú ý

Ngày 26/4, ông Dương Hiểu Minh, “Cha đẻ của vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc”, đã…

2 giờ ago

Thăm dò: Ông Biden là tổng thống mất lòng dân nhất trong 70 năm qua

Một cuộc thăm dò mới cho thấy, ông Joe Biden là tổng thống không được…

2 giờ ago

Lốc xoáy ở Quảng Châu khiến 40 người thương vong, tuyết rơi giữa mùa hạ tại Hà Bắc

Quảng Châu tỉnh Quảng Đông có mưa đá to như nắm tay, và lốc xoáy…

3 giờ ago