Quan chức Nhật báo hiệu Tokyo sẽ cùng Mỹ cấm chip đối với Trung Quốc

Nhật Bản sẽ “tăng cường” sự phối hợp với Hoa Kỳ để hạn chế xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc, một quan chức thương mại cấp cao của Nhật Bản cho biết hôm thứ Năm (5/1) trong bối cảnh Hoa Kỳ nỗ lực tạo ra một mặt trận thống nhất với các đồng minh trong cuộc chiến chip với Bắc Kinh.

Ông Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, cũng cho biết Tokyo muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Washington để cùng phát triển các công nghệ lưỡng dụng, viện dẫn những thách thức quân sự gia tăng từ Bắc Kinh liên quan đến căng thẳng trên eo biển Đài Loan sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm đảo vào tháng 8.

“Để giải quyết việc lạm dụng các công nghệ quan trọng và mới nổi của các tác nhân độc hại và việc chuyển giao công nghệ không phù hợp, chúng ta cũng cần phải tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát xuất khẩu,” ông Nishimura cho biết trong bài phát biểu tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington.

“Chúng tôi sẽ thực hiện kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt trên cơ sở hợp tác quốc tế đồng thời tham gia chặt chẽ vào việc trao đổi quan điểm với Hoa Kỳ và các quốc gia có liên quan khác,” ông nói thêm.

Nhận xét của ông đưa ra tín hiệu mới nhất rằng Nhật Bản có khả năng tham gia lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến chất bán dẫn khốc liệt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của mình vào tháng 10 để ngăn chặn khả năng Bắc Kinh có được công nghệ và thiết bị chip cao cấp của Hoa Kỳ, đồng thời ngăn chặn công dân Hoa Kỳ làm việc cho một số công ty.

Tuy nhiên, thành công của kế hoạch này của Washington còn cần phụ thuộc vào lập trường thống nhất từ các đồng minh chủ chốt của mình, bao gồm các nhà sản xuất công cụ chip tiên tiến Nhật Bản và Hà Lan.

Nhật Bản và Hà Lan đã đồng ý về nguyên tắc cùng với Hoa Kỳ thắt chặt kiểm soát việc xuất khẩu máy móc sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc, Bloomberg đưa tin vào tháng 12, trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này.

Sau khi chứng kiến hết cú sốc toàn cầu này đến cú sốc toàn cầu khác sau đại dịch COVID-19 và cuộc xâm lược Ukraine của Nga, Nhật Bản đã học được rằng “chúng ta không được quá phụ thuộc vào các quốc gia khác, đặc biệt là chỉ một quốc gia cụ thể, đối với hàng hóa và công nghệ thiết yếu đối với các ngành công nghiệp và cuộc sống hàng ngày của chúng ta”, ông Nishimura nói. “Xây dựng an ninh kinh tế của chúng ta là một vấn đề hết sức cấp bách.”

Ông cho biết Nhật Bản và Mỹ nên hợp tác để thúc đẩy đổi mới toàn cầu đối với chất bán dẫn, công nghệ sinh học và các công nghệ mới nổi quan trọng khác.

“Để làm được điều này, chúng ta phải đầu tư táo bạo ở quy mô chưa từng thấy trước đây,” ông nói.

Ông ca ngợi dự án chung giữa IBM và nhà sản xuất chip Rapidus do chính phủ Nhật Bản hậu thuẫn để chế tạo chip 2 nanomet là “biểu tượng của sự hợp tác bán dẫn Nhật – Mỹ” khi nói về cuộc gặp của ông với Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo vào sáng thứ Năm.

Ông cũng kêu gọi mở rộng hợp tác công nghệ cao song phương trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ lượng tử và trí tuệ nhân tạo.

Bộ trưởng Nhật Bản cũng sẽ hội đàm với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai vào thứ Sáu, trong đó thúc đẩy sự phối hợp quốc tế trong việc chống lại lao động cưỡng bức [tại Trung Quốc]ư.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida dự kiến sẽ gặp ông Biden tại Nhà Trắng vào ngày 13/1.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ đồng chủ trì cuộc họp của Ủy ban Tư vấn An ninh Hoa Kỳ – Nhật Bản năm 2023 với Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Quốc phòng Yasukazu Hamada vào thứ Tư tại Washington.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết hôm thứ Năm: “Tôi mong rằng sẽ có cuộc thảo luận về những thách thức mà Trung Quốc đưa ra”.

Nội các Nhật Bản đã sửa đổi các tài liệu chiến lược an ninh quốc gia vào tháng 12 và nâng cấp Trung Quốc thành “thách thức chiến lược lớn nhất và chưa từng có”.

Ông Nishimura cho biết các tài liệu mới được soạn thảo cho thấy Nhật Bản “hoàn toàn không thể dung thứ cho những nỗ lực đơn phương nhằm duy trì hiện trạng bằng vũ lực” ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.

“Giờ đây, khi các quốc gia độc tài đang củng cố niềm tin vào sức mạnh quân sự của mình, điều cần thiết là chúng ta phải xây dựng vững chắc khả năng răn đe của mình,” ông nói, đồng thời lưu ý rằng Nhật Bản sẽ đầu tư nhiều hơn vào các công nghệ liên quan đến chiến tranh hỗn hợp.

Ngân Hà (theo SCMP)

 

Ngân Hà

Published by
Ngân Hà

Recent Posts

Duy vật biện chứng của ĐCSTQ: Vì sao mâu thuẫn với thực tế?

Biện chứng là một phương pháp luận của nền triết học cổ đại, không phải…

6 phút ago

Bloomberg kêu gọi phân biệt giữa ĐCSTQ với Trung Quốc

Từ lâu, giới chính trị Mỹ đã phân biệt rõ ràng mối quan hệ giữa…

10 phút ago

Con dấu Hoa Lộc dùng để làm gì?

Bí ẩn về con dấu Hoa Lộc bằng đất nung của nền văn minh cổ.

15 phút ago

Ông Trump phát biểu tại hội nghị NRA, khuyến khích người Mỹ sở hữu súng đi bầu cử

Ông Donald Trump hôm thứ Bảy (18/5) đã nói rằng các thành viện của Hiệp…

22 phút ago

Mỹ lần đầu tiên vượt Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đài Loan

Đài Loan đang rời bỏ thị trường Trung Quốc và tiến gần hơn đến Mỹ.

27 phút ago

Hồi ký của Pompeo: Bí quyết làm việc cho Trump trong 4 năm

Tôi thường được hỏi, tại sao tôi nghĩ mình có nhiều khả năng trong việc…

32 phút ago