Sau Litva, Slovenia thách thức Trung Quốc, tăng cường quan hệ với Đài Loan

Trung Quốc cho biết họ đã bị sốc trước những bình luận của Thủ tướng Slovenia Janez Jansa chỉ trích hành động chèn ép kinh tế của Bắc Kinh và cam kết tăng cường quan hệ với Đài Loan.

Hôm thứ Ba, đài truyền hình công cộng Ấn Độ Doordarshan đã phát sóng một cuộc phỏng vấn với nhà lãnh đạo Trung Âu, trong đó ông tiết lộ kế hoạch thành lập các văn phòng thương mại tương ứng với Đài Bắc, giống như Litva từng làm. Ông cũng cảnh báo rằng áp lực tiếp tục của Trung Quốc đối với hòn đảo dân chủ và những bạn bè của họ trong Liên minh châu Âu sẽ phản tác dụng.

Ông Jansa nói rằng người dân Đài Loan nên được phép đưa ra lựa chọn của riêng họ. “Chúng tôi ủng hộ quyết định liên quan đến chủ quyền của người dân Đài Loan. Nếu họ muốn sáp nhập với Trung Quốc; nếu đó là ý chí tự do của họ – không bị áp lực, không có can thiệp quân sự, không có hành vi tống tiền, không có gian lận chiến lược, như đang diễn ra ở Hồng Kông hiện nay— thì chúng tôi sẽ ủng hộ điều đó,” ông nói.

“Nhưng nếu người Đài Loan muốn sống độc lập, chúng tôi ở đây cũng sẽ ủng hộ lập trường này,” ông Jansa nói. Những lời nói thẳng của ông Jansa cho thấy sự khác biệt với những tuyên bố được trau chuốt cẩn thận của các nhà lãnh đạo thế giới khác, những người thường cảnh giác với việc xúc phạm Trung Quốc.

Trước bình luận trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết Bắc Kinh “đã bị sốc và phản đối mạnh mẽ điều này.” Ông Triệu mô tả nhận xét của Thủ tướng Jansa là “một tuyên bố nguy hiểm nhằm ủng hộ ‘Đài Loan độc lập.'”

Trung Quốc chưa bao giờ cai trị Đài Loan nhưng luôn khẳng định tuyên bố chủ quyền lịch sử đối với hòn đảo. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã đe dọa sẽ chiếm đảo bằng vũ lực nếu họ tuyên bố độc lập chính thức dưới cái tên “Đài Loan”.

Ông Jansa tiết lộ rằng Ljubljana và Đài Bắc đang làm việc để trao đổi các đại diện thương mại. “Tất nhiên, điều này sẽ không ở cấp độ đại sứ quán. Nó sẽ ở cấp độ giống như nhiều nước thành viên EU đã có”, ông nói.

Thủ tướng Slovenia cũng đề cập đến việc Bắc Kinh chèn ép Vilnius bằng cách chặn nhập khẩu của Litva khi nước này cho phép thành lập văn phòng đại diện của Đài Loan tại thủ đô. Ông mô tả các biện pháp trừng phạt kinh tế gián tiếp của Trung Quốc là “đáng sợ”. 

Trong khi đó, EU cho biết quyết định của Litva phù hợp với “chính sách một Trung Quốc” của khối, theo đó các mối quan hệ thương mại và văn hóa với Đài Loan không thể hiện sự công nhận tình trạng quốc gia của hòn đảo.

“Về mặt chính thức, Liên minh châu Âu ủng hộ Litva. Bất kỳ loại áp lực nào đối với Litva và một số quốc gia khác ở châu Âu sẽ không có lợi cho chính phủ Trung Quốc”, ông Jansa nói. “Các mối quan hệ thương mại tốt đẹp là vì lợi ích chung. Nếu một bên cố gắng làm tổn hại các mối quan hệ này, có thể họ có lợi trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài chúng ta đều là kẻ thua cuộc.”

Nhà lãnh đạo của Slovenia cho biết đất nước của ông sẽ không sợ hãi trước cách Trung Quốc xử sự với Litva.

Lê Vy 

Xem thêm:

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

Mẫu sổ đỏ, sổ hồng được đề xuất in thêm mã QR

Theo Bộ TN-MT, mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới sẽ chỉ còn…

15 phút ago

Đồng Nai: Phải tiêm vắc-xin phòng dại sau khi giết, ăn thịt chó dại

Một số người tại xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) đã làm…

44 phút ago

8 người bị cáo buộc mạo danh phóng viên cưỡng đoạt tài sản doanh nghiệp

Các bị can tổ chức hoạt động theo từng nhóm liên huyện, liên tỉnh, trao…

2 giờ ago

Không được tài trợ, vận động viên làm việc ở Walmart kiếm tiền thi Olympic Trials

Dylan Beard là một vận động viên đáng ngưỡng mộ. Dù là trên đường đua…

3 giờ ago

Luật quân dịch mới của Ukraine cho phép cả người nhiễm HIV nhập ngũ

Công dân Ukraine bị nhiễm HIV, bệnh lao phổi và ung thư, cũng như một…

4 giờ ago

Trung Quốc: Nhà tù lớn nhất thế giới dành cho các nhà báo

Trung Quốc không chỉ giam giữ nhiều nhà báo hơn bất kỳ nước nào trên…

5 giờ ago