Sri Lanka chọn công ty Trung Quốc để phát triển cảng container mới

Sri Lanka đã chọn một công ty Trung Quốc để xây dựng giai đoạn hai Cảng container phía Đông của cảng Colombo (ECT). Động thái này không khỏi khiến các cường quốc châu Á khác quan ngại về tham vọng mở rộng ‘Con đường Tơ lụa’ trên biển của Bắc Kinh.

Nhân công làm việc tại công trường trên mảnh đất khai hoang nằm trong dự án do Trung Quốc tài trợ cho Thành phố Cảng, ở Colombo, Sri Lanka vào ngày 28/10/ 2021. (Ảnh minh họa: Getty Images)

Trong một quyết định của Nội các hôm 23/11, Công ty Kỹ thuật Cảng Trung Quốc (CHEC) có trụ sở tại Bắc Kinh đã được Colombo phê duyệt để phát triển khu cảng chiến lược này.

Tháng 5/2019, Sri Lanka đã ký một thỏa thuận sơ bộ với Tập đoàn Adani của Ấn Độ và Nhật Bản để xây dựng ECT. Tuy nhiên, thỏa thuận đó đã bị chính quyền của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa hủy bỏ hồi tháng 2/2021 với thông báo dự án sẽ chỉ do quốc đảo này thực hiện.

Trong thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã đổ tiền vào hòn đảo Nam Á, phần lớn theo sáng kiến cơ sở hạ tầng ‘Vành đai và Con đường’ (BRI) gây tranh cãi của Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, vốn được công bố vào năm 2013.

Ban đầu, BRI bao gồm hai bộ phận chính, bao gồm Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21. Những năm gần đây, các bộ phận khác đã được bổ sung, chẳng hạn như Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số, Con đường Tơ lụa Bắc Cực, Con đường Tơ lụa Y tế, và Con đường Tơ lụa Không gian.

Quỹ cơ sở hạ tầng toàn cầu trị giá nghìn tỷ đô la này đã bị cáo buộc là phương tiện để Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bành trướng bá quyền toàn cầu.

Một số nước đang phát triển đã phải chật vật để trả các khoản vay theo sáng kiến BRI. Trong một số trường hợp, họ buộc phải giao quyền kiểm soát các tài sản và cơ sở hạ tầng quan trọng cho Bắc Kinh.

Điển hình là vào năm 2017, Sri Lanka đã bàn giao một cảng chiến lược lớn cùng với 15.000 mẫu đất cho Trung Quốc theo hợp đồng thuê 99 năm, sau khi các khoản nợ của họ đối với các công ty quốc doanh Trung Quốc tăng cao. Cảng Hambantota được Trung Quốc mua lại sau nhiều tháng đàm phán và áp lực căng thẳng nhằm xóa khoản nợ 1,4 tỷ đô la Mỹ.

Một nguồn tin quen thuộc với quy trình đấu thầu nói với The Hindu, vai trò của CHEC trong việc phát triển giai đoạn hai của ECT của Cảng Colombo dường như chỉ giới hạn ở các công trình dân dụng.

Sri Lanka là chủ chốt trong cuộc chiến giành ảnh hưởng ở khu vực Nam Á giữa Ấn Độ và Trung Quốc, và đáng lưu ý là chế độ ở Bắc Kinh đã ngày càng tham gia sâu hơn vào việc xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng quan trọng khác ở nước này.

Đảo quốc này là một trạm trung chuyển quan trọng cho phần lớn hàng hóa đến và đi khỏi Ấn Độ. Do đó, ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại  Sri Lanka đã khiến New Delhi và Washington hết sức cảnh giác.

Minh Ngọc (Theo Reuters)

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Bỏ việc để khởi nghiệp, người đàn ông kiếm 10 tỷ đồng một năm

Để khởi nghiệp, Gene Caballero đã phải bán nhà và rút hết tiền tiết kiệm.…

3 giờ ago

Josep Borrell: Một số quốc gia EU vẫn coi Nga là ‘bạn tốt’

Ngoại trưởng EU Josep Borrell thừa nhận rằng, không phải mọi quốc gia thành viên…

3 giờ ago

Vùng đồng bằng sông Hồng được quy hoạch thành 2 tiểu vùng

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố và được…

4 giờ ago

Telegraph: Ông Trump sẽ buộc các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự

Cựu Tổng thống Donald Trump đang có kế hoạch thúc đẩy các thành viên NATO…

5 giờ ago

Nhà Trắng chú ý việc Nga tuyên án giam giữ học viên Pháp Luân Công 2 tháng

Một tòa án ở Moscow đã viện dẫn một đạo luật gây tranh cãi và…

7 giờ ago

Trưởng trợ lý của doanh nhân Quách Văn Quý nhận tội lừa đảo ở Mỹ

Trưởng trợ lý của doanh nhân Trung Quốc lưu vong Quách Văn Quý (Guo Wengui)…

7 giờ ago