Thế Giới

Thêm 3 công ty Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đen vì cưỡng bức lao động

Hôm thứ Ba (11/6), một thông báo được Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) đăng tải trực tuyến cho thấy, Hoa Kỳ đã bổ sung thêm 3 công ty Trung Quốc vào danh sách những thực thể bị cấm, vì nghi ngờ lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ.

Trung tâm Dịch vụ Giáo dục và Đào tạo Kỹ năng Nghề ở Atux, phía bắc Kashgar, vùng Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc, được cho là trại cải tạo giam giữ người Duy Ngô Nhĩ. (Ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images)

DHS nêu trong thông báo rằng Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ tuyên bố, 3 công ty hải sản, nhôm và giày dép của Trung Quốc đã được thêm vào danh sách thực thể của “Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ” (UFLPA).

Các mục tiêu mới nhất bao gồm nhà sản xuất giày Oasis Shoes Đông Quản, nhà điện phân nhôm Công ty Điện và Than Shenhuo Tân Cương, và công ty chế biến thực phẩm Meijia Sơn Đông (Tập đoàn Rizhao Meijia).

Luật có hiệu lực từ ngày 12/6/2024. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) sẽ áp dụng một giả định có thể bác bỏ, rằng hàng hóa do các thực thể này sản xuất sẽ bị cấm vào Hoa Kỳ.

DHS cho biết, thông qua những hành động này, DHS đang tăng cường tập trung vào hải sản, nhôm và giày dép, các ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Tân Cương, và đảm bảo rằng hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức không được phép đưa vào thị trường Hoa Kỳ.

FLETF gồm các cơ quan thành viên bao gồm Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Bộ Thương mại, Tư pháp, Bộ Lao động, Ngoại giao và Kho bạc Hoa Kỳ đã hoạt động kể từ khi UFLPA được ký kết và có hiệu lực vào tháng 12/2021.

Bộ An ninh Nội địa cho biết, FLETF đã thêm 68 thực thể danh sách thực thể của UFLPA, bao gồm 3 công ty Trung Quốc trên.

Chỉ trong 12 tháng qua, danh sách thực thể này đã tăng 240%, bao gồm các lĩnh vực như nông nghiệp, quần áo, pin, hóa chất, điện tử, phụ gia thực phẩm, thiết bị gia dụng, kim loại màu, polysilicon và nhựa. Việc xác định những thực thể này cũng làm tăng tính minh bạch xung quanh sự hiện diện của lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng.

Năm 2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã coi việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là tội ác diệt chủng. Ngày 10/8/2018, Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt chủng tộc tuyên bố, Chính phủ Trung Quốc đã giam giữ 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại giam bí mật lớn.

Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ tuyên bố, dựa trên thông tin cụ thể và rõ ràng, FLETF có cơ sở hợp lý để tin rằng 3 thực thể này đang hợp tác với chính quyền Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương để tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh, người Kyrgyz, hoặc các dân tộc thiểu số ở Tân Cương bị cưỡng bức lao động bởi các thành viên của các nhóm bị bức hại khác.

Trong Thế vận hội Olympic 2008, các học viên Pháp Luân Công đang xử lý đi-ốt (linh kiện bán dẫn) trong Trại lao động Mã Tam Gia. (Ảnh chụp màn hình video do học viên Pháp Luân Công Vu minh cung cấp)

Tập đoàn Meijia Sơn Đông hoạt động trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đông lạnh, rau quả, thực phẩm tiện lợi đông lạnh nhanh và các thực phẩm thủy sản khác.

Thông tin được FLETF xem xét, bao gồm cả thông tin được công bố rộng rãi, cho thấy, công ty này đã tham gia vào chương trình chuyển giao lao động do chính quyền Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương tài trợ, để di chuyển những người thuộc các nhóm bị đàn áp, gồm người Duy Ngô Nhĩ, ra khỏi Tân Cương và đến làm việc trong các nhà máy ở Sơn Đông.

Trong thông báo của DHS, Giám đốc điều hành John Williams cho biết, chuỗi cung ứng tôm có mô hình đáng lo ngại, là thu lợi nhuận từ những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Tôm đỏ Argentina do người Duy Ngô Nhĩ đóng gói trong các nhà máy chế biến hải sản của Trung Quốc không nên cạnh tranh với các sản phẩm tốt cho sức khỏe tại các cửa hàng tạp hóa miền Nam Hoa Kỳ.

Ông nói, động thái của tổ đặc nhiệm chống lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng hải sản gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các nhà nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ, rằng việc theo đuổi chi phí thấp hơn và lợi nhuận cao hơn không thể thay thế được các nghĩa vụ đạo đức và pháp lý.

Oasis Shoes Đông Quản là một công ty có trụ sở tại Quảng Đông, chuyên sản xuất các sản phẩm giày dép và chất liệu giày.

Thông tin được FLETF xem xét, bao gồm cả thông tin được công bố rộng rãi, cho thấy, công ty này đã làm việc với Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương để tuyển dụng, chuyển giao và tiếp nhận những người thuộc các nhóm bị đàn áp, gồm người Duy Ngô Nhĩ, từ Tân Cương đến làm việc trong các nhà máy ở Quảng Đông.

Công ty Điện và Than Shenhuo Tân Cương sản xuất nhôm điện phân, than chì và cực dương nung sẵn.

Thông tin được FLETF xem xét, bao gồm cả thông tin được công bố rộng rãi, cho thấy công ty này đã tham gia vào các chương trình chuyển giao lao động do chính phủ Tân Cương tài trợ, và làm việc với chính quyền Tân Cương, cũng như các cơ quan của chính quyền này để tuyển dụng, chuyển giao và tiếp nhận những người thuộc các nhóm bị đàn áp, bao gồm cả người Duy Ngô Nhĩ, từ Tân Cương.

Ngày 5/6, Chủ tịch John Moolenaar (R-MI) của Ủy ban Chuyên trách về Trung Quốc (ĐCSTQ) thuộc Hạ viện Mỹ, đã gửi thư cho Bộ An ninh Nội địa chỉ ra vấn đề 2 nhà sản xuất pin Trung Quốc là Guoxuan Hi-Tech (Gotion) và Contemporary Amperex Technology (CATL) đã tham gia vào chương trình lao động cưỡng bức của Chính phủ Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ, do đó nên đưa họ vào danh sách đen nhập khẩu của Mỹ.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Vài nét chính về Ngày Độc lập Hoa Kỳ 4/7

“Ngày Độc lập Hoa Kỳ” là ngày nước này tách khỏi Vương quốc Liên hiệp…

2 giờ ago

Bắt cựu Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận

Ông Nguyễn Ngọc bị điều tra tội Vi phạm quy định về quản lý, sử…

3 giờ ago

Thủ tướng Hungary tiết lộ phản ứng của Ukraine trước đề xuất ngừng bắn

Thủ tướng Hungary Viktor Orban vừa có chuyến công du tới Ukraine, ông cho biết…

5 giờ ago

Giá xăng tăng lần thứ tư liên tiếp, RON 95 lên hơn 23.500 đồng/lít

Giá xăng trong nước tiếp tục được liên bộ Công Thương - Tài chính điều…

7 giờ ago

Người đàn ông lắp camera quay lén trong nhà nghỉ, tống tiền ẩn danh

Có được video quay lén tại nhà nghỉ, Nguyễn Khắc Giang dùng tài khoản Facebook…

7 giờ ago

6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc chạm mốc 40 tỷ USD

Nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 chạm…

7 giờ ago