Thủ tướng Ấn Độ đến thăm Mỹ để tăng cường quan hệ hai bên

Ngày 20/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đến Hoa Kỳ trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước. Chuyến công du này được dự đoán là một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ giữa hai quốc gia và giúp đa dạng hóa quan hệ đối tác của họ.

Ông Modi đã đến Mỹ năm lần kể từ khi trở thành thủ tướng vào năm 2014 nhưng chuyến thăm kéo dài đến ngày 24/6 tuần này sẽ là chuyến đi đầu tiên của ông với đầy đủ quy chế ngoại giao của một chuyến thăm chính thức cấp nhà nước.

Đây cũng là chuyến thăm cấp nhà nước thứ ba trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden và là chuyến thăm thứ ba của một nhà lãnh đạo Ấn Độ tới Mỹ, cho thấy mối quan hệ ngày càng thắt chặt giữa Washington và New Delhi cũng như khoảng cách mà họ đã đi kể từ khi ở hai phía đối lập trong Chiến tranh Lạnh.

Chuyến thăm dự kiến sẽ chứng kiến hai nước mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và công nghệ cao, với việc Ấn Độ tiếp cận các công nghệ quan trọng của Mỹ mà Washington hiếm khi chia sẻ với các nước không phải đồng minh. 

“Lời mời đặc biệt này phản ánh sự mạnh mẽ và sức sống của mối quan hệ đối tác giữa các nền dân chủ của chúng ta,” ông Modi nhận định trong một tuyên bố trước khi khởi hành.

“Tôi cũng sẽ gặp một số CEO hàng đầu để thảo luận về các cơ hội nâng cao mối quan hệ thương mại và đầu tư của chúng ta cũng như xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu bền vững,” ông nói thêm.

Hoa Kỳ coi Ấn Độ là một đối tác quan trọng trong nỗ lực đẩy lùi ảnh hưởng đang mở rộng của Trung Quốc trên toàn thế giới, mặc dù một số nhà phân tích vẫn bày tỏ nghi ngại về việc Ấn Độ có sẵn sàng đứng lên cùng nhau chống lại Bắc Kinh về các vấn đề như Đài Loan hay không. Washington cũng lo ngại về việc Ấn Độ không sẵn sàng lên án Nga xâm lược Ukraine.

Dù vậy, các quan chức Mỹ vẫn cho rằng một Ấn Độ mạnh hơn, có thể bảo vệ lợi ích của chính mình và có thể đóng góp cho an ninh khu vực ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, là điều tốt cho Mỹ.

Về cơ bản vẫn có sự khác biệt trong lập trường giữa Washington và New Delhi về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Ấn Độ đã không lên án Nga và kêu gọi cả hai bên giải quyết những khác biệt thông qua ngoại giao.

Ấn Độ vẫn phụ thuộc vào Moscow cho nhu cầu quốc phòng và thậm chí tăng mạnh nhập khẩu dầu giá rẻ của Nga, khiến phương Tây thất vọng.

Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal về những chỉ trích ở Mỹ vì không có lập trường mạnh mẽ hơn chống lại cuộc xâm lược của Nga, ông Modi trả lời: “Tôi không nghĩ rằng kiểu nhận thức này phổ biến ở Mỹ.”

“Tôi nghĩ lập trường của Ấn Độ đã được cả thế giới biết đến và hiểu rõ. Thế giới hoàn toàn tin tưởng rằng ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ là hòa bình,” ông khẳng định trong cuộc phỏng vấn được công bố ngày 20/6.

Minh Ngọc (Theo Reuters)

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Nghiên cứu: Có một loại cảm xúc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ

Một nghiên cứu mới gần đây đã phát hiện ra rằng có một loại cảm…

3 giờ ago

Cuộc tranh biện tổng thống Trump-Biden ngày 27/6 trên CNN có gì đặc biệt?

Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Donald Trump đã nhận lời và sẽ tham…

4 giờ ago

Kiên Giang khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh

Công trình Quảng trường trung tâm và Tượng đài ông Hồ Chí Minh chiếm diện…

5 giờ ago

Tỉnh ủy Bình Phước chỉ đạo vụ Tỉnh ủy viên xâm hại đồng tính

Giới chức Đảng và chính quyền tỉnh Bình Phước xác nhận đang làm rõ vụ…

8 giờ ago

Xe buýt điện Trung Quốc đổ bộ thị trường EU, hãng xe châu Âu lâu đời phá sản

Nhu cầu thị trường về xe buýt điện đang dần mở rộng ở Châu Âu.…

9 giờ ago

Ông Zelensky chỉ trích phương Tây vì muốn chấm dứt xung đột

Tổng thống Ukraine tuyên bố lực lượng Kiev sẽ thành công hơn trên chiến trường…

9 giờ ago