Tình hình COVID-19: Ý siết chặt quy định về thẻ xanh với người trên 50 tuổi

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến hết ngày 15/2, thế giới ghi nhận thêm khoảng 1,8 triệu ca mắc COVID-19 mới và 9.283 trường hợp tử vong chỉ trong vòng 24 giờ, qua đó nâng tổng số người nhiễm bệnh từ đầu dịch lên khoảng 369.421.241 ca, trong đó có khoảng 5.399.716 người thiệt mạng.

(Ảnh minh họa: Par travelwild/Shutterstock)

Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 177.515 ca nhiễm mới; Nga đứng thứ 2 với 166.631 ca; tiếp theo là Pháp (142.253 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.747 người tử vong trong ngày; tiếp theo là Brazil (776 ca) và Nga (704 ca).

Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 79.600.599 người, trong đó có 948.439 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ 2 thế giới, ghi nhận tổng cộng 42.721.845 ca nhiễm, bao gồm 509.903 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ 3 với 27.659.052 ca bệnh và 639.689 ca tử vong.

Ý siết chặt quy định về thẻ xanh với người trên 50 tuổi

Từ ngày 15/2, tất cả những người lao động trên 50 tuổi, cả trong khu vực nhà nước và tư nhân, bắt buộc phải có thẻ xanh, được cấp cho những người đã tiêm vắc-xin hoặc đã khỏi COVID-19, mới được đến nơi làm việc.

Theo quy định tiêm chủng bắt buộc mới, được áp dụng cho tất cả người dân trên 50 tuổi tại Ý, bao gồm cả công dân nước ngoài, lao động tự do và người thất nghiệp, những người lao động chưa tiêm vắc-xin sẽ bị đình chỉ công tác mà không được trả lương, còn những người đi làm mà không có thẻ xanh có nguy cơ bị phạt từ 600-1.500 euro (680-1.701 USD). Những người sử dụng lao động cũng có nguy cơ bị phạt 400-1.000 euro nếu vi phạm các quy định mới này.

Ngoài những người trên 50 tuổi, từ ngày 15/2, việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cũng trở thành quy định bắt buộc đối với nhân viên các trường đại học và những người làm việc trong các học viện đào tạo âm nhạc, nghệ thuật và khiêu vũ. Người lao động dưới 50 tuổi vẫn chỉ cần thẻ xanh, được cấp cho những người có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính, để được đến nơi làm việc.

Thống kê cho thấy khoảng 89% dân số Ý trên 12 tuổi đã tiêm vắc-xin và 36 triệu người đã tiêm mũi bổ sung. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 1,4 triệu người trên 50 tuổi vẫn chưa tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

Israel: Số ca bệnh COVID-19 nặng giảm mạnh

Ngày 15/2, Bộ Y tế Israel thông báo số ca mắc COVID-19 nặng tại đây đã giảm xuống còn 974 ca, so với mức đỉnh 1.229 ca hồi đầu tháng này. Đáng lưu ý trong số các bệnh nhân nói trên, những người chưa  tiêm vắc-xin phòng COVID-19 chiếm tới 41% (khoảng 400 ca), mặc dù nhóm này chỉ chiếm tỷ lệ 12% dân số.

Cũng theo Bộ Y tế Israel, hệ số lây nhiễm R, thước đo khả năng lây nhiễm của một bệnh nhân, đang ở mức 0,7, cho thấy làn sóng dịch hiện nay tại quốc gia Trung Đông này tiếp tục thu hẹp.

Cùng ngày, chuyên gia Eran Segal tại Viện khoa học Weizmann dự đoán làn sóng dịch COVID-19 tại Israel đã qua đỉnh. Chuyên gia này nhấn mạnh Israel đã ghi nhận số ca mắc mới giảm 3 tuần liên tiếp với tốc độ giảm 20%.

Ngày 14/2, Israel ghi nhận thêm 23.555 ca mắc mới, với tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính là 19,15%. Hiện Israel có tổng cộng 178.100 bệnh nhân COVID-19, trong đó bao gồm 338 bệnh nhân COVID-19 rất nặng và 279 bệnh nhân phải dùng máy thở.

Singapore ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao nhất từ trước đến nay

Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore ngày 15/2 ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục với 19.420 ca, tăng gấp đôi so với hơn 9.000 ca của một ngày trước đó. Đây cũng là số ca mắc trong ngày cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện ở nước này từ tháng 1/2020 tới nay.

Theo số liệu cập nhật của Bộ Y tế nước này, trong số ca mắc mới trên có tới 19.179 ca lây nhiễm trong cộng đồng và chỉ có 241 ca nhập cảnh. Phần lớn các ca nhiễm trong cộng đồng được phát hiện qua xét nghiệm nhanh kháng nguyên (ART). Như vậy, đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Singapore là 497.997 ca. Singapore cũng ghi nhận thêm 7 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 913 ca.

Mặc dù số ca mắc tăng cao nhưng phần lớn chỉ có triệu chứng nhẹ và điều trị tại nhà, Singapore chỉ có thêm 23 người phải nhập viện, nâng tổng số bệnh nhân đang phải điều trị lên 1.355 ca, trong đó 140 ca phải hỗ trợ thở oxy và 23 ca cần chăm sóc đặc biệt.

Tính tới hết ngày 14/2, 90% dân số Singapore đã tiêm đủ các mũi vắc-xin cơ bản ngừa COVID-19,  trong đó 64% dân số đã tiêm mũi bổ sung.

Phan Anh (tổng hợp)

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng 1 lần

Theo quy định mới vừa được Phó Thủ tướng ký ban hành, thời gian điều…

36 phút ago

Vàng thế giới “đổ đèo”, vàng nhẫn trong nước dự kiến giảm sau kỳ nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ của Việt Nam cũng là thời gian vàng thế giới lao dốc…

2 giờ ago

Ngoại trưởng EU Borrell: Người châu Âu sẽ ‘không chết vì Donbass’

Ngoại trưởng EU Josep Borrell đã khẳng định rằng các quốc gia thành viên EU…

2 giờ ago

Cậu bé 9 tuổi mở xưởng mộc, kinh doanh trong gara của bà

Ollie Ridley thường tặng miễn phí các sản phẩm gỗ mà cậu làm được cho…

3 giờ ago

Chính phủ Anh sẽ nhanh chóng loại bỏ toàn bộ thiết bị giám sát do Trung Quốc sản xuất

Vương quốc Anh có kế hoạch loại bỏ các thiết bị giám sát do Trung…

3 giờ ago

Cha đẻ vắc-xin COVID Trung Quốc ‘ngã ngựa’, vấn đề vắc-xin lại được chú ý

Ngày 26/4, ông Dương Hiểu Minh, “Cha đẻ của vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc”, đã…

3 giờ ago