Vì sao Mỹ không lo ngại tên lửa Dongfeng của Trung Quốc?

Tuần trước Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phóng tên lửa chống hạm Dongfeng-26 (DF-26B) và Dongfeng-21 (DF-21D) vào Biển Đông, nhưng quân đội Mỹ không thay đổi kế hoạch triển khai tàu chiến ở Biển Đông, cho thấy không lo ngại mối đe dọa từ tên lửa chống hạm của Trung Quốc.

ĐCSTQ đã phóng tên lửa chống hạm vào Biển Đông, nhưng quân đội Mỹ không vì vậy mà thay đổi việc triển khai tàu chiến ở Biển Đông. Hình ảnh tàu tấn công đổ bộ LHA-6 của Mỹ ra khơi ngày 29/8 ở vùng biển giáp ranh với Philippines (U.S. 7th Fleet).

Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ thường ca tụng tên lửa Dongfeng là “sát thủ hàng không mẫu hạm”. Về vấn đề này chuyên gia quân sự Lầu Năm Góc chỉ ra rằng thực tế tên lửa Dongfeng khó có thể xuyên phá được vũ khí phòng thủ nhiều lớp hiện đại hóa của tàu sân bay Mỹ.

Vào ngày 25/8, ĐCSTQ đã đơn phương tuyên bố rằng máy bay trinh sát U-2 của quân đội Mỹ đã bay vào vùng cấm bay để tập trận. Ngay sau đó vào ngày 26/8, tên lửa Dongfeng-21 và Dongfeng-26 đã được phóng xuống Biển Đông.

Theo số liệu chính thức, Dongfeng-21 có tầm bắn hơn 1.500 cây số và Dongfeng-26 có tầm bắn hơn 4.000 cây số, có thể bắn trúng các mục tiêu lớn như tàu sân bay trên biển. Giới truyền thông của ĐCSTQ thậm chí còn tuyên bố rằng những tên lửa chống hạm này có thể điều chỉnh quỹ đạo bay của chúng trong khi phát hiện, theo dõi và khóa chặt các mục tiêu của đối phương.

Nhưng trong một bài báo trên tạp chí Warrior Maven, chuyên gia Kris Osborn của Mỹ đã chỉ ra rằng mặc dù vì lý do an ninh khiến nhiều chi tiết về công nghệ phòng thủ tàu của Mỹ được xếp vào cơ mật, nhưng cần hiểu rằng Hải quân Mỹ đang nhanh chóng xây dựng thế hệ hệ thống phòng thủ hải quân công nghệ cao mới. Các hệ thống này bao gồm: vũ khí laser công suất cao dẫn đường chính xác, thực hiện theo dõi quang học các mục tiêu ở xa và sau đó tiêu hủy chúng.

Ngoài ra, còn có một số lượng lớn vũ khí đánh chặn trên tàu, như: tên lửa ba loại tiêu chuẩn RIM-161 (SM-3), tên lửa tầm xa tiêu chuẩn RIM-174 (SM-6), tên lửa chim sẻ biển tiến hóa RIM-162, tên lửa lăn RIM- 116…

Chris Osborne viết: “Những tên lửa đánh chặn này rất khác so với bản gốc, đã có một số thay đổi lớn trong những năm gần đây và tất cả các loại vũ khí đã được nâng cấp đáng kể”.

Chris Osborne nói rằng SM-3 đang phát triển khả năng chống lại tên lửa ngoài bầu khí quyển, SM-6 đã có công cụ tìm kiếm chế độ kép có thể ngăn chặn mục tiêu di động, tên lửa chim sẻ biển tiến hóa RIM-162 có thể lướt trên biển với chế độ hoạt động để đánh chặn tên lửa tầm thấp, có thể chống lại ngay cả khi độ cao mục tiêu song song với mặt nước, các chức năng này có thể chống lại các loại vũ khí chống hạm.

Ông viết: “Quan trọng hơn, mạng lưới giữa các vũ khí phòng thủ nhiều lớp này ngày càng gần nhau hơn. Chúng có thể chia sẻ cùng một hệ thống chỉ huy và điều khiển để nhanh chóng chia sẻ thông tin mục tiêu, phối hợp tấn công và phân loại mục tiêu trong thời gian thực.” Hệ thống mới cũng có thể phát hiện các mối đe dọa sớm hơn, cho phép các chỉ huy phản ứng ngay lập tức.

Chris Osborne cũng chỉ ra rằng trong hệ thống phòng thủ hiện đại thì vị trí của tác chiến điện tử ngày càng trở nên nổi bật. Hiện nay Hải quân Mỹ đang kết nối trinh sát thông tin với hệ thống vũ khí điện tử. Điều này giúp cải thiện khả năng phát hiện mục tiêu và mở rộng phạm vi tấn công mạng và tác chiến điện tử. Chiến thuật hiệu quả khác của Mỹ trong ứng phó với với tên lửa chống hạm là sử dụng công cụ cảm biến tiên tiến để gây nhiễu hoặc đánh lạc hướng mục tiêu.

Kris Osborn là chuyên gia cao cấp trong văn phòng của cựu Trợ lý Bộ trưởng Bộ Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần (United States Assistant Secretary of the Army for Acquisition, Logistics, and Technology) của Lầu Năm Góc, hiện ông là giám đốc biên tập của trang web quân sự Mỹ Warrior Maven, cũng như National Interest. Biên tập viên quốc phòng của tạp chí National Interest.

ĐCSTQ tuyên bố rằng vụ phóng thử này chỉ phóng hai quả tên lửa vào Biển Đông. Thực tế, sau khi thu thập các thông số dữ liệu thông qua máy bay trinh sát RC-135, quân đội Mỹ đã chỉ ra số tên lửa mà ĐCSTQ phóng ra là 4 tên lửa.

Một ngày sau khi ĐCSTQ thử nghiệm tên lửa, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin của Hải quân Mỹ đã đi vào khu vực Hoàng Sa của Biển Đông để thực hiện “sứ mệnh tự do hàng hải”. Giới phân tích có nhận định động thái của Mỹ cho thấy các vệ tinh, máy bay trinh sát và hệ thống radar Aegis của quân đội Mỹ đã nắm vững toàn bộ quy trình tên lửa của ĐCSTQ từ khi phóng đến lúc rơi xuống, đã có bố trí triển khai tương ứng.

Y Bình / Epoch Times

Xem thêm:

Y Bình

Published by
Y Bình

Recent Posts

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng 1 lần

Theo quy định mới vừa được Phó Thủ tướng ký ban hành, thời gian điều…

1 giờ ago

Vàng thế giới “đổ đèo”, vàng nhẫn trong nước dự kiến giảm sau kỳ nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ của Việt Nam cũng là thời gian vàng thế giới lao dốc…

3 giờ ago

Ngoại trưởng EU Borrell: Người châu Âu sẽ ‘không chết vì Donbass’

Ngoại trưởng EU Josep Borrell đã khẳng định rằng các quốc gia thành viên EU…

3 giờ ago

Cậu bé 9 tuổi mở xưởng mộc, kinh doanh trong gara của bà

Ollie Ridley thường tặng miễn phí các sản phẩm gỗ mà cậu làm được cho…

3 giờ ago

Chính phủ Anh sẽ nhanh chóng loại bỏ toàn bộ thiết bị giám sát do Trung Quốc sản xuất

Vương quốc Anh có kế hoạch loại bỏ các thiết bị giám sát do Trung…

4 giờ ago

Cha đẻ vắc-xin COVID Trung Quốc ‘ngã ngựa’, vấn đề vắc-xin lại được chú ý

Ngày 26/4, ông Dương Hiểu Minh, “Cha đẻ của vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc”, đã…

4 giờ ago