WSJ: Chính quyền Biden đã được cảnh báo từ tháng 7 về sụp đổ của Afghanistan

Tờ Wall Street Journal đưa tin độc quyền rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhận được một bức điện mật vào tháng Bảy cảnh báo rằng thủ đô của Afghanistan có thể thất thủ, nhưng nó không tạo ra đủ sự chú ý từ chính quyền Biden.

Hàng nghìn người dân kéo đến sân bay Kabul để cố gắng trốn chạy khỏi quốc gia Nam Á đã bị Taliban kiểm soát. (Ảnh chụp màn hình video của BBC)

Một quan chức Mỹ và một người quen thuộc với vấn đề này nói với Wall Street Journal (WSJ) rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi một bức điện thông qua một kênh phản đối bí mật vào ngày 13/7 để cảnh báo các quan chức thuộc cơ quan cấp cao rằng Kabul có thể sụp đổ ngay sau khi Mỹ rút quân vào ngày 31/8. Bức điện báo được ký bởi 23 nhân viên của Đại sứ quán Mỹ.

Hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói rằng bức điện báo được gửi qua kênh bất đồng quan điểm bí mật của Bộ Ngoại giao, cảnh báo rằng Taliban sẽ nhanh chóng chiếm lãnh thổ Afghanistan, và lực lượng an ninh Afghanistan sau đó sẽ sụp đổ, đồng thời đưa ra các khuyến nghị về cách giảm nhẹ cuộc khủng hoảng và đẩy nhanh tiến độ rút lui. Bức điện cũng kêu gọi Bộ Ngoại giao sử dụng ngôn ngữ nghiêm nghị hơn khi mô tả những hành động tàn bạo của Taliban.

Tính đến cuối tuần trước, khoảng 18.000 người Afghanistan và gia đình của họ đã nộp đơn xin Chương trình Thị thực Nhập cư Đặc biệt của Mỹ vẫn ở lại Afghanistan. Khoảng một nửa trong số họ đang ở các khu vực do Taliban kiểm soát bên ngoài Kabul, muốn đến Sân bay Kabul cũng ngày càng khó khăn hơn. 

Theo nguồn tin tiết lộ, Ngoại trưởng Blinken đã tiến hành xem xét ngay sau khi nhận được bức điện. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price nói với WSJ rằng ông Blinken đọc mọi phản đối và xem xét mọi phản hồi.

Bức điện mật này đã làm tăng cường các cuộc tranh luận trong Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và các cơ quan tình báo về đánh giá ổn định của Afghanistan.

Tổng thống Biden hồi tháng Bảy từng cho biết, việc Chính phủ Afghanistan sụp đổ và Taliban tiếp quản là “cực kỳ khó xảy ra” vì Lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan đông, và họ được đào tạo tại Mỹ đồng thời sở hữu các trang bị hiện đại bao gồm trang bị của không quân.

Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Lầu Năm Góc, cho biết hôm thứ Tư rằng ông chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chính phủ và quân đội do Mỹ hậu thuẫn sẽ sụp đổ trong vòng 11 ngày.

Người ký điện báo bí mật đã kêu gọi Bộ Ngoại giao bắt đầu đăng ký và thu thập trước dữ liệu cá nhân cho tất cả những người Afghanistan đủ điều kiện xin thị thực nhập cư đặc biệt, mục tiêu là những người làm công việc dịch văn bản và dịch nói; nhân viên công tác Đại sứ quán được tuyển dụng tại đó; đối với những người có tư cách tham gia vào dương trình tị nạn của Mỹ, vẫn còn 6 tuần trước thời hạn lui. Điện báo cũng thúc giục chính phủ bắt đầu điều hành các chuyến bay sơ tán không muộn hơn ngày 1/8.

Vào ngày 14/7, một ngày sau khi bức điện mật được gửi đi, Nhà Trắng đã thông báo về một hoạt động tị nạn cho các đồng minh của mình để hỗ trợ việc di dời các công dân Afghanistan đủ điều kiện và gia đình của họ, những người này đã được cấp thị thực nhập cư đặc biệt vì ủng hộ Chính phủ Mỹ. Đến tuần trước, công việc sơ tán mới đạt đến đỉnh điểm và trở nên phức tạp hơn do Taliban chiếm được Kabul vào Chủ nhật.

Theo những người chỉ trích việc rút quân của ông Biden, không chỉ những người Mỹ bị mắc kẹt ở Kabul di tản chậm mà còn khiến những người Afghanistan đã giúp đỡ Mỹ rơi vào tình thế nguy hiểm.

Taliban tuyên bố trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi kiểm soát Afghanistan rằng họ sẽ không trả đũa những người Afghanistan hợp tác với Mỹ. Tuy nhiên, có nguồn tin cho rằng những người Afghanistan đổ xô đến sân bay Kabul đang bị đối xử một cách thù địch.

Chính quyền Biden phản bác bức điện mật cảnh báo về sự sụp đổ của Chính phủ Afghanistan. Một nguồn tin tiết lộ với Fox News rằng bức điện không cảnh báo rằng sự sụp đổ của Kabul có thể xảy ra vào đầu tháng Tám. “Không có ai hoàn toàn chính xác khi dự đoán rằng chính phủ và quân đội Afghanistan sẽ sụp đổ trong vòng vài ngày tới”, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Feiner cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm thứ Năm.

Kênh phản đối là một cơ chế chính thức được Bộ Ngoại giao thành lập trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam để cho phép các nhà ngoại giao nêu quan ngại về các chính sách hiện hành. Phản đối bằng văn bản nên được phổ biến trong các quan chức cấp cao của cơ quan này, và tác giả cần được bảo vệ để tránh khỏi bị trả thù.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm:

Tiêu Nhiên

Published by
Tiêu Nhiên

Recent Posts

Đan Mạch cho phép bé gái 15 tuổi phá thai không cần sự đồng ý của cha mẹ

Chính phủ Đan Mạch hôm thứ Sáu (3/5) thông báo rằng họ sẽ cho phép…

18 phút ago

Cựu đại sứ Mỹ: Đài Loan sẽ nhận được hỗ trợ của ông Trump nếu ông thắng cử

Cựu đại sứ Mỹ James Gilmore dưới thời Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy…

1 giờ ago

Nhật Bản khen thưởng những người làm khuyến đọc như thế nào?

Người làm khuyến đọc không làm vì phần thưởng hay giấy khen nhưng việc nhà…

1 giờ ago

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 4)

Tháng 8.1975, học viên trường 15 NV (Làng cô nhi Long Thành cũ) cảm thấy…

1 giờ ago

Văn chương ích gì cho giới thợ thuyền – người lao động?

Văn chương, một nghệ thuật giúp ta mở rộng tầm mắt và trái tim trước…

1 giờ ago

Thành đạt không đủ để mừng, nghèo khó không đáng để lo

Người thành đạt có được địa vị cao thì lúc té ngã càng thảm hại,…

2 giờ ago