Categories: Việt Nam

Bộ Tài chính muốn áp thuế TTĐB với nước ngọt do sợ người dân béo phì

Với lý do nhằm giảm tình trạng tăng cân, béo phì, nguy cơ tiểu đường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Tài chính đề xuất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với các mặt hàng nước giải khát có đường với mức 10%.

Tăng thuế để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng?

Theo dự thảo sửa đổi 5 luật thuế (trong đó có Luật Thuế TTĐB) được Bộ Tài chính hoàn thiện và đưa ra lấy ý kiến từ cuối năm 2017, Bộ Tài chính đề xuất các mặt hàng nước giải khát có đường (trừ sữa) sẽ phải chịu thuế TTĐB 10%, đồng thời nâng thuế giá trị gia tăng (GTGT) thêm 2%, áp dụng từ năm 2019.

Một trong những lý do để Bộ Tài chính đưa ra đề xuất này là nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt nhằm giảm tình trạng người dân thừa cân, béo phì và mắc bệnh tiểu đường.

Bộ Tài chính cho rằng tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì và tiểu đường ở Việt Nam đang ở mức cao. Hiện ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số.

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% năm 2.000 lên 5,3% năm 2015, tại TP.HCM mức tỷ lệ này lên tới 10,8% (đặc biệt tại khu vực trung tâm tỷ lệ này lên đến 12%) cao hơn mức trung bình của châu Á và các nước đang phát triển (mức béo phì trẻ dưới 5 tuổi trung bình toàn cầu là 6,9%).

Bộ Tài chính cũng dẫn khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các loại đồ uống có đường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Hiệp hội Mía đường phản đối

Hiệp hội Mía đường cho biết, việc áp thuế TTĐB và tăng thuế VAT cần phải có khảo sát đánh giá toàn diện, đầy đủ, thấu đáo tác động của chính sách này đối với ngành mía đường trong nước và ngành sản xuất nước giải khát cũng như người tiêu dùng và cả nền kinh tế – xã hội.

“Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặt biệt là kiểm soát bệnh tiểu đường và béo phì cần kiểm soát chặt chẽ và không cho dùng sản phẩm đường lỏng HFCS là nguyên liệu sản xuất đồ uống chứ không phải đánh thuế là giải quyết được câu chuyện này”, Hiệp hội nhấn mạnh.

Hiệp hội Mía đường cũng cho rằng Bộ Tài chính cần xem lại chính sách ưu đãi thuế quan hiện nay đối với mặt hàng đường HFCS (không quản lý hạn ngạch thuế quan và thuế suất 0% đối với các nước ASEAN, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc).

Ngoài ra, tác động của việc áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong việc cải thiện về sức khỏe cho người tiêu dùng, cụ thể là giảm tỷ lệ béo phì hay tiểu đường chưa được khẳng định ở bất kỳ quốc gia nào, vì có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các bệnh này.

Hiệp hội nhấn mạnh việc tăng thuế chưa chắc đã dẫn đến giảm tiêu thụ nước ngọt ở khu vực thành thị, nơi tập trung nhiều người có thu nhập cao hoặc trung bình và có khả năng chi trả cho các sản phẩm phổ thông như nước ngọt dù giá có tăng lên.

Chính vì vậy mà ngay cả các nước trên thế giới đang đối mặt với tình trạng người béo phì tăng nhanh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Malaysia, Canada… cũng không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường.

Tuấn Minh (t/h)

Xem thêm:

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Bỏ việc để khởi nghiệp, người đàn ông kiếm 10 tỷ đồng một năm

Để khởi nghiệp, Gene Caballero đã phải bán nhà và rút hết tiền tiết kiệm.…

4 giờ ago

Josep Borrell: Một số quốc gia EU vẫn coi Nga là ‘bạn tốt’

Ngoại trưởng EU Josep Borrell thừa nhận rằng, không phải mọi quốc gia thành viên…

5 giờ ago

Vùng đồng bằng sông Hồng được quy hoạch thành 2 tiểu vùng

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố và được…

6 giờ ago

Telegraph: Ông Trump sẽ buộc các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự

Cựu Tổng thống Donald Trump đang có kế hoạch thúc đẩy các thành viên NATO…

6 giờ ago

Nhà Trắng chú ý việc Nga tuyên án giam giữ học viên Pháp Luân Công 2 tháng

Một tòa án ở Moscow đã viện dẫn một đạo luật gây tranh cãi và…

8 giờ ago

Trưởng trợ lý của doanh nhân Quách Văn Quý nhận tội lừa đảo ở Mỹ

Trưởng trợ lý của doanh nhân Trung Quốc lưu vong Quách Văn Quý (Guo Wengui)…

9 giờ ago