Categories: Thời sựViệt Nam

Đề xuất chống ngập TP.HCM bằng hóa chất​

Hóa chất được sử dụng để chống ngập cho TP.HCM là DRP (Drag Reduction Polymer).

Đề xuất chống ngập TP.HCM bằng hóa chất​. (Ảnh: xuanhuongho/Shutterstock)

Ngày 18/12, TP.HCM tổ chức hội thảo chuyên đề liên quan đến những giải pháp chống ngập cho TP do Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố tổ chức.

Tại Hội thảo, TS Đặng Vũ Trọng – đại diện Tập đoàn SNF từ Canada cho biết hiện nay tại TP.HCM và nhiều nước trên thế giới đang chống ngập bằng các giải pháp như dùng bể chứa, máy bơm, cống thoát nước, kênh rạch,… Tuy nhiên, đối với các giải pháp này kinh phí thường cao nên xây dựng kéo dài, trong khi việc chống ngập là cấp bách. Theo ông Trọng, có thể dùng hóa chất để chống ngập sẽ giúp nước chảy nhanh hơn.

Theo đó, hóa chất được sử dụng là DRP (Drag Reduction Polymer). Phương pháp này được thực hiện bằng cách bơm chất DRP vào hệ thống cống thải của TP thông qua các điểm được lắp đặt máy bơm DRP.

Khi hòa tan hóa chất này vào nước thì sẽ làm tăng công suất dòng chảy nước lên 40%, qua đó tăng năng suất cho cống thoát nước, máy bơm và giúp giảm ngập lụt tốt hơn.

Theo ông Trọng, chất DRP có độ kéo dài cao trong dung dịch loãng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc dòng chảy rối, chống lại sự phát triển xoáy rối và làm giảm sự tiêu tán năng lượng hoặc giảm lực cản dòng chảy. DRP không gây ảnh hưởng đến môi trường nước xử lý. Đặc biệt, giá thành chất DRP chỉ khoảng 4 USD/kg, tùy vào lưu lượng dòng chảy bao nhiêu mét khối trong một giờ, một ngày sẽ điều chỉnh lượng DRP phù hợp khi ứng dụng vào chống ngập cho TP.HCM.

Ông Trọng cũng cho biết thêm việc dùng chất DRP làm tăng dòng chảy của nước cũng được ứng dụng nhiều nơi trên thế giới.

Tại Canada, DRP được ứng dụng và giảm ngập trong thời gian tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2010 tại bang British, Columbia. Kết quả thu được cho thấy công suất của hệ thống cống thải tăng từ 20% lên 30%. Tại các lỗ cống được giám sát, dòng chảy tăng lên và mực nước thấp đi so với khi không sử dụng DRP.

Thành phố Denver, bang Colorado của Mỹ cũng thử nghiệm giải pháp này vào năm 2000 cho thấy công suất của trạm bơm nâng Brantner Culch tăng 37% và thành phố này đã quyết định đưa chất DRP vào ứng dụng từ năm 2002,…

Trước đề xuất của ông Trọng, TS Võ Kim Cương – nguyên phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM lưu ý vì đây là giải pháp mới, chưa từng áp dụng tại Việt Nam nên phải xem xét điều kiện nước họ có tương đồng với Việt Nam hay không.

Dù được thí nghiệm là không gây ô nhiễm, cá vẫn sống được nhưng với nước kênh rạch nhiều nơi rất ô nhiễm như ở Việt Nam, giờ đổ thêm hóa chất vào cần phải được xem xét kỹ lưỡng về các vấn đề an toàn” – ông Cương nói.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đề nghị thành phố cần tập trung vào các giải pháp phi công trình trong điều kiện ngân sách hạn hẹp. Trong đó, điều cần làm ngay là xử phạt nghiêm các hành vi đổ rác xuống miệng cống, làm ngăn dòng chảy của nước cũng như việc lấn chiếm, kênh rạch, sông suối.

Văn Duy

Văn Duy

Published by
Văn Duy

Recent Posts

Tắm vào buổi sáng hay buổi tối sẽ tốt hơn?

Có người thích tắm vào buổi sáng vì họ cảm thấy tràn đầy năng lượng…

53 phút ago

Philippines phủ nhận đạt thỏa thuận với Trung Quốc về bãi cạn trên Biển Đông

Theo Reuters đưa tin, Philippines hôm thứ Bảy (27/4) đã lên tiếng bác bỏ một…

2 giờ ago

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch AIC trong vụ án thứ 4

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố về hai tội Vi phạm…

4 giờ ago

Nghệ An có thêm tượng Hồ Chủ tịch

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề 'Bác Hồ về thăm quê' dự…

6 giờ ago

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ giới đã khô trong căn hộ chung cư

Khi mở cửa căn hộ chung cư nhiều năm không có người ở, cư dân…

6 giờ ago

Quản lý quán ăn thực hiện CPR kịp thời cứu bé 11 tháng tuổi ‘không còn sự sống’

Khi thấy con không còn sự sống, người mẹ hoảng loạn không biết phải làm…

6 giờ ago