Categories: Việt Nam

Đề xuất tăng tuổi thanh niên lên 35 hoặc 40

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề xuất, nghiên cứu nâng độ tuổi thanh niên lên 35 hay 40 tuổi, vì quy định độ tuổi thanh niên 30 tuổi thì quá thấp.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định (Ảnh: Quochoi.vn)

Ngày 10/9, tại phiên họp UB Thường vụ Quốc hội, các Đại biểu đã đóng góp ý kiến liên quan đến Luật Thanh niên sửa đổi.

Theo Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân, một số quy định của luật hiện nay khó áp dụng, thiếu sự đồng bộ với các chính sách khác, chưa có sự rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của thanh niên, quy định về trách nhiệm của Nhà nước còn chung chung, chưa thật sự cụ thể.

Ông Tân cho hay, dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) gồm 6 Chương, 62 Điều, tăng 26 điều so với luật hiện hành, quy định rõ trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc chăm lo, bảo đảm cho thanh niên được học tập, phát triển tài năng, giáo dục rèn luyện nhân cách, đạo đức, chăm sóc rèn luyện sức khỏe, định hướng nghề nghiệp, lao động việc làm.

Về đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật, một số đại biểu đề nghị nghiên cứu về mô hình Bộ Thanh niên, do Bí thư thứ Nhất T.Ư Đoàn làm Bộ trưởng, để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh niên. 

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định thì đề xuất nghiên cứu nâng độ tuổi thanh niên lên 35 hay 40 tuổi, vì quy định độ tuổi thanh niên 30 tuổi thì quá thấp. Ông Định cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, đã là công dân toàn cầu thì thanh niên cũng cần toàn cầu. Do vậy, sửa luật lần này phải làm sao tháo gỡ được khó khăn, bất cập và cả những cái yếu của thanh niên.

Theo Luật Việt Nam hiện hành, thanh niên là từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Còn theo LHQ, thanh niên là từ 18 đến 32 tuổi; theo OECD, thanh niên từ 15 đến 29 tuổi.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lại mong muốn việc sửa đổi luật lần này cần phải tiếp lửa cho khí thế của thanh niên, đồng thời có sự gắn bó mật thiết giữa quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam.

Theo Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải, ở nhiều nước trên thế giới, lực lượng thanh niên còn được tham gia vào việc hoạch định chính sách. Nét mới này được thế giới nhấn mạnh tại nhiều diễn đàn về thanh niên, nên cũng cần phải quan tâm đến vấn đề này.

Chủ tịch Quốc hội bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết cần thiết kế luật để thanh niên thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và khi thực hiện phải giúp thanh niên hiểu được mình đã làm gì cho đất nước chứ không phải đòi hỏi đất nước làm được gì cho mình. Xây dựng luật không phải để tạo đặc quyền, đặc lợi cho thanh niên.

Thanh Thuỷ

Xem thêm:

Thanh Thuỷ

Published by
Thanh Thuỷ

Recent Posts

Đan Mạch cho phép bé gái 15 tuổi phá thai không cần sự đồng ý của cha mẹ

Chính phủ Đan Mạch hôm thứ Sáu (3/5) thông báo rằng họ sẽ cho phép…

26 phút ago

Cựu đại sứ Mỹ: Đài Loan sẽ nhận được hỗ trợ của ông Trump nếu ông thắng cử

Cựu đại sứ Mỹ James Gilmore dưới thời Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy…

1 giờ ago

Nhật Bản khen thưởng những người làm khuyến đọc như thế nào?

Người làm khuyến đọc không làm vì phần thưởng hay giấy khen nhưng việc nhà…

1 giờ ago

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 4)

Tháng 8.1975, học viên trường 15 NV (Làng cô nhi Long Thành cũ) cảm thấy…

1 giờ ago

Văn chương ích gì cho giới thợ thuyền – người lao động?

Văn chương, một nghệ thuật giúp ta mở rộng tầm mắt và trái tim trước…

2 giờ ago

Thành đạt không đủ để mừng, nghèo khó không đáng để lo

Người thành đạt có được địa vị cao thì lúc té ngã càng thảm hại,…

2 giờ ago