Categories: Thời sựViệt Nam

Hơn 800 ha đất sẽ về tay các tập đoàn lớn sau cuộc đua xây cầu?

Trong giai đoạn 2016-2030, Hà Nội sẽ xây mới 14 cầu qua sông Hồng, sông Đuống đoạn trên địa bàn Hà Nội. Trước mắt tới 2021, sẽ có 5 cây cầu mới được hoàn thành trong đó tới 4 dự án theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng). 

Quỹ đất dự kiến phát triển đô thị tạo vốn đối ứng xây dựng 4 cầu lớn qua sông Hồng và sông Đuống (khu vực khoanh đỏ).

Trong 4 dự án triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT), dự án Cầu Tứ Liên (quận Tây Hồ) và đường dẫn cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên có tổng vốn đầu tư lớn nhất, lên tới 17.000 tỷ đồng.

Các dự án Cầu Trần Hưng Đạo qua sông Hồng (quận Long Biên và quận Hoàn Kiếm) có tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng; dự án Cầu Giang Biên (huyện Gia Lâm) và đường dẫn hai cầu: trên 6.000 tỷ đồng; dự án Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (quận Long Biên): gần 2.500 tỷ đồng.

Tổng kinh phí là 32.500 tỷ đồng, tương đương hơn 1,4 tỷ USD. Số vốn trên được hoàn lại cho nhà đầu tư thông qua hình thức đổi đất lấy hạ tầng.

Cụ thể, để có vốn làm các cầu trên, Hà Nội dự kiến phải thanh toán cho các doanh nghiệp quỹ đất rộng 836 ha để khai thác hoàn vốn. Quỹ đất thuộc địa phận của 3 huyện: Đông Anh, Gia Lâm và Long Biên đều nằm ở khu vực phía Bắc Hà Nội.

Quỹ đất dự kiến phát triển đô thị đối ứng xây dựng cầu mới nằm rải rác tại các xã Đông Hội, Xuân Canh, Mai Lâm, Dục Tú (huyện Đông Anh); các xã Yên Thường, Yên Viên, Dương Xá, Đông Dư, Đình Xuyên (huyện Gia Lâm) và các phường Long Biên, Cự Khối (quận Long Biên)…

Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phía Bắc Hà Nội cùng với phía Đông là khu vực phát triển đô thị vệ tinh và KCN sản xuất hàng hóa xuất khẩu khối lượng lớn gắn với hệ thống quốc lộ 2, đường xuyên Á và sân bay quốc tế Nội Bài. Dự kiến hình thành 5 đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc Sơn với dân số từ 21 vạn đến 75 vạn người mỗi đô thị.

Tại buổi giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 12/9, ông Vũ Duy Tuấn – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội cho biết do ngân sách thành phố không có khả năng đáp ứng nên thành phố phố phải kêu gọi các nhà đầu tư theo hình thức BT, và hiện các dự án đều có các nhà đầu tư lớn đăng ký tham gia như Tập đoàn T&T, SunGroup, Him Lam, VinGroup…

Ông Tuấn phủ nhận khả năng các nhà đầu tư xây cầu để phục vụ cho các dự án của họ, nguy cơ các quỹ đất bị phát sinh quá tải dân số  sau khi giao cho nhà đầu tư với lý do các dự án đã nằm trong quy hoạch của thành phố.

Thực tế, hiện cả 3 tập đoàn lớn về địa ốc là SunGroup, VinGroup và Him Lam đều đã và đang có kế hoạch lớn phát triển các dự án bất động sản lớn ở khu vực phía Bắc Hà Nội (tại các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên).

Cụ thể, VinGroup đang phát triển Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia 3 xã Xuân Canh, Mai Lâm và Đông Hội thuộc huyện Đông Anh. Tháng 8/2017, dự án đã được điều chỉnh quy hoạch, quy mô nâng lên từ 90 ha lên khoảng 300 ha, phát triển khu đô thị, trung tâm hội nghị, khách sạn 5 sao 52 tầng, trung tâm thương mại…

Dự án cầu Tứ Liên và con đường quy hoạch dọc đê Hữu Hồng sẽ chạy qua khu vực dự án trên của VinGroup. Dự kiến công trình hoàn thành vào năm 2021.

Trong khi đó, SunGroup đang triển khai xây dựng Dự án công viên Kim Quy, nằm tại giao lộ giữa đường Võ Nguyên Giáp với đường 5 kéo dài thuộc địa phận huyện Đông Anh. Dự án có tổng diện tích hơn 100ha, xây dựng theo mô hình Universal Studios, Disneyland với tổng mức đầu tư 4.600 tỷ, dự kiến hoàn thành sau 18 tháng thi công kể từ khi khởi công (tháng 9/2016).

Còn Tập đoàn Him Lam đã sớm có kế hoạch gom quỹ đất lớn để phát triển dự án. Năm 2013, UBND TP Hà Nội có quyết định giao Him Lam làm dự án nút giao trung tâm quận Long Biên theo hình thức BT. Với dự án có tổng mức đầu tư 2.847 tỷ đồng, Him Lam được thanh toán bằng quỹ đất 20 ha đất tại Dương Xá (Gia Lâm), 320 ha đất tại các phường Long Biên và Cự Khối thuộc quận Long Biên, chưa kể khoảng 135 ha đất bổ sung thêm ngoài bãi sông Hồng. Tổng quỹ đất phát triển đô thị của Him Lam ở khu vực này lên tới 475 ha. Đầu năm 2016, dự án cầu vượt nút giao trung tâm Long Biên này đã hoàn thành.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Nguyễn Sơn

Published by
Nguyễn Sơn

Recent Posts

Cà Mau kiểm tra các dự án điện gió sau sự cố rơi cánh quạt

Một số nhà máy điện gió bị phát hiện hiện một số thiếu sót như…

9 phút ago

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines phủ nhận việc đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ

Philippines bác bỏ tuyên bố của ĐCSTQ rằng hai bên đã đạt được các thỏa…

29 phút ago

WSJ: Ông Putin không ra lệnh xử tử thủ lĩnh đối lập Navalny

Alexei Navalny, lãnh đạo đối lập nổi bật nhất của Nga, đã chết vào ngày…

36 phút ago

TNS Rubio và đồng nghiệp kêu gọi Chính phủ Mỹ cấm hoàn toàn Huawei

Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Dân biểu Elise Stefanik đã yêu cầu Chính phủ…

46 phút ago

Vì sao các chương trình “thị thực vàng” lại dần bị loại bỏ?

Nhiều nước châu Âu tuyên bố chấm dứt "thị thực vàng" – chương trình giúp…

1 giờ ago

Nga tuyên bố hiện không có cơ sở cho đàm phán với Ukraine

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố rằng không có cơ sở nào…

1 giờ ago