Categories: Thời sựViệt Nam

Sơn La: Giới chức huyện đề xuất dán tem để truy nguồn gốc đào rừng, đào trồng

Dư luận tại Việt Nam đang có nhiều ý kiến trái chiều trước việc giới chức huyện Vân Hồ (Sơn La) muốn dán tem lên cây đào để phân rõ nguồn gốc đào rừng và đào trồng.

Mẫu tem do huyện Vân Hồ đề xuất. (Ảnh: vnexpress.net)

Báo chí Việt Nam vừa cho biết giới chức huyện Vân Hồ (Sơn La) đề xuất dán tem lên cây đào/cành đào để bán trong dịp Tết.

Đề xuất đưa ra nhằm làm rõ nguồn gốc giữa đào trồng và đào rừng do Chính phủ Việt Nam mới đây đã “cấm không chặt đào rừng” khiến người dân lo không bán được đào trồng trong dịp Tết, ảnh hưởng tới thu nhập.

Theo ông Vũ Thanh Hải, Phó Chủ tịch huyện Vân Hồ, huyện có 500ha trồng cây đào bán dịp Tết và không có đào rừng tự nhiên. Trong đó, xã Lóng Luông có 300ha và xã Vân Hồ trồng 200ha.

Ông Hải cho biết số lượng tem cụ thể được huyện phát ra sẽ dựa trên số liệu thống kê diện tích, số lượng gốc đào trồng của các gia đình.

“Hiện huyện đã thiết kế 2 mẫu tem, kích thước dài 15 cm và 20 cm, số lượng 11.000 tem”, ông Hải nói.

Về đề xuất này, tài khoản Anhvu nhận xét: “Tự nhiên tốn thêm rất nhiều tiền cho việc in tem, dán tem, kiểm định, kiểm tra… Chưa kể cành đào không phẳng phiu, đồng nhất như vỏ hộp, nên dán tem xong vô tình bị rách thì thành đào lậu hay sao? Rồi như tem “rau sạch”, tem hoa quả nhập khẩu người ta dễ dàng mua cả tập, thì “tem đào” liệu có tránh được?”.

Dân Vũ: “Dán tem cho cây Đào trồng vườn là việc làm không chừng sẽ thành chuyện hài”.

Lê Trung Tạ: “Dán tem – Lại thêm 1 giấy phép con cho người dân”.

Nam: “Cái tem này in giả có khó gì đâu”.

Long Trí: “Liệu quan chức có tham nhũng không?”.

Việt Khoa: “Buồn cười quá… Đã không có đào rừng đúng nghĩa là mọc hoang trên rừng nay lại bày đặt “giấy phép con” dán tem nhãn chứng nhận không phải đào rừng… Ngẫm như chuyện cười…Quản lý kiểu này không ổn…”.

Duy Khanh: “Một việc làm rất hay, sáng tạo, bảo vệ lợi ích chính đáng cho người trồng đào”.

Trước đó, lệnh “cấm chặt đào rừng” từ Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tạo nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Họ cho rằng yêu cầu này còn mơ hồ, chưa rõ. Cụ thể, Thủ tướng nói cấm chặt đào rừng nhưng lại không nói rõ cây đào như thế nào được tính là đào rừng. Ví như, đào rừng Mộc Châu, Yên Bái, Sơn La… đang được bày bán trên đường phố Hà Nội, Sài Gòn vào dịp Tết Nguyên Đán đều không phải là đào rừng tự nhiên mà là do người trồng.

Hơn nữa, Thủ tướng cũng không nói rõ việc chặt đào rừng vi phạm điều khoản nào của Luật Lâm Nghiệp; lệnh cấm trên có nguy cơ khiến chính quyền địa phương ở vùng núi Tây Bắc trục lợi bằng cách phạt người dân khi họ bán những cây đào trồng trên mảnh vườn nhà…

Trước phản ứng từ dư luận, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam phải đính chính rằng yêu cầu của Thủ tướng là “cấm chặt đào rừng tự nhiên mang về thành phố chơi Tết”.

“Còn người dân miền núi hay miền xuôi trồng được đào để bán dịp Tết thì cần khuyến khích, vì vừa để người dân có cây đẹp chơi Tết, vừa góp phần tăng thu nhập cho người trồng”, ông Dũng nói.

Hoàng Minh

Hoàng Minh

Published by
Hoàng Minh

Recent Posts

Tắm vào buổi sáng hay buổi tối sẽ tốt hơn?

Có người thích tắm vào buổi sáng vì họ cảm thấy tràn đầy năng lượng…

1 giờ ago

Philippines phủ nhận đạt thỏa thuận với Trung Quốc về bãi cạn trên Biển Đông

Theo Reuters đưa tin, Philippines hôm thứ Bảy (27/4) đã lên tiếng bác bỏ một…

2 giờ ago

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch AIC trong vụ án thứ 4

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố về hai tội Vi phạm…

5 giờ ago

Nghệ An có thêm tượng Hồ Chủ tịch

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề 'Bác Hồ về thăm quê' dự…

6 giờ ago

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ giới đã khô trong căn hộ chung cư

Khi mở cửa căn hộ chung cư nhiều năm không có người ở, cư dân…

6 giờ ago

Quản lý quán ăn thực hiện CPR kịp thời cứu bé 11 tháng tuổi ‘không còn sự sống’

Khi thấy con không còn sự sống, người mẹ hoảng loạn không biết phải làm…

7 giờ ago