Categories: Thời sựViệt Nam

Nhờ chuyên gia nước Nga sửa cầu Thăng Long

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã liên hệ mời chuyên gia nước Nga xử lý mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) đang bị hằn lún, rạn nứt, hư hỏng khá nặng.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, nằm trên đường vành đai 3, nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm của Hà Nội.

Ngày 22/8, đại diện Tổng cục Đường bộ cho biết Tổng cục đã liên hệ mời chuyên gia và nhà thầu của Nga tham gia nghiên cứu, sửa chữa cầu Thăng Long. Phía Nga đã đồng ý hợp tác và đề nghị chuyển tài liệu cho họ nghiên cứu trước, Nga sẽ khảo sát tình hình thực tế. Tổng cục đã chuyển một số tài liệu do Tư vấn KEI nghiên cứu trước đây cho phía Nga.

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho biết, trong khi chờ kết quả nghiên cứu của chuyên gia Nga, đơn vị quản lý đường bộ tiếp tục duy tu, bảo dưỡng thường xuyên mặt cầu Thăng Long.

Về phương án sửa chữa cầu, Tổng cục đưa ra 3 phương án:

Phương án 1: Sửa chữa tổng thể cả bản thép mặt cầu (tăng độ cứng, tăng khả năng chịu lực cho lớp bản thép trực hướng); khắc phục, tăng cường dính bám, chống trượt lớp bê tông nhựa trên mặt thép theo hướng khôi phục lại nguyên lý thiết kế của Liên Xô trước đây.

Giải pháp này, Tổng cục Đường bộ đánh giá có thể sẽ khắc phục được hết các hư hỏng trên nhưng có nhược điểm là tốn kém kinh phí; kéo dài thời gian; đảm bảo giao thông khó khăn; thi công lớp bản thép trực hướng khó khăn do kết cấu dàn thép đã có chuyển vị và đường sắt không thể dừng khai thác; thủ tục liên quan đến đánh giá tác động lên kết cấu dàn thép phức tạp.

Phương án 2: Chỉ thí điểm sửa chữa lớp bê tông nhựa mặt cầu như phương án 1, không sửa chữa phần kết cấu thép. Tuy nhiên, phương án này sẽ không xử lý được hết hiện tượng nứt dọc do bản thép bị mỏi, suy giảm khả năng chịu tải.

Phương án 3: Cho hàn lưới thép trên bản thép mặt cầu, sau đó làm lớp dính bám như phương án 1 và thảm bê tông nhựa (sử dụng loại bê tông nhựa gia cường cốt sợi thủy tinh để cải thiện khả năng chịu kéo của bê tông nhựa).

Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại trong quá trình hàn như phương án 3 sẽ phát sinh nhiệt có thể làm biến dạng bản thép và trong quá trình khai thác, do biến dạng và dao động của bản thép làm bong bật các mối hàn.

Cầu Thăng Long có tổng chiều dài 3,116 km, được khởi công xây dựng năm 1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9/5/1985. Cầu đã qua 2 đợt sửa chữa vào năm 2009 và vào giai đoạn 2012-2014. Tuy nhiên, các vết nứt mặt cầu vẫn không được khắc phục hoàn toàn, thậm chí nhiều vết nứt xuất hiện trở lại khi chưa hết thời hạn bảo hành sau sửa chữa.

Trước khi lên cầu, các phương tiện được cảnh báo về tình trạng cầu.

 

Các vết rạn nứt “lộ thiên”.
Tại thời điểm kiểm tra mới đây, mặt đường bị rạn nứt khoảng 8.736m2; hằn lún < 2,5cm khoảng 1.290m2; hằn lún từ 2,5-7cm khoảng 576m2; vạch sơn mòn, sơn tim đường bị mặt đường trồi lún gây biến dạng.
Nhiều vết lún kéo dài trên mặt cầu Thăng Long.
Các phương tiện phải đi chậm khi qua những vết lún.
Hộp điện trên mặt cầu bung nắp, hư hỏng.
Rác thải trên cầu Thăng Long.

Bài và ảnh: Kim Long

Xem thêm:

Kim Long

Published by
Kim Long

Recent Posts

Ngày ông Tập đến Pháp, người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng tổ chức biểu tình ở Paris

Người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng đã tổ chức 2 cuộc biểu tình…

38 phút ago

Vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai: Đã tìm khắp các lô cao su, sông suối, giếng hoang

Từ khoảng đầu giờ chiều 3/5, cháu T.M.P. (8 tuổi) ở huyện Thống Nhất, tỉnh…

51 phút ago

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 5)

Khi tui trải qua gần 30 ngày ở trạm xá, bệnh dứt hẳn trong một…

1 giờ ago

Gương người xưa làm việc thiện

Nói đến làm việc thiện, không ít người cho rằng là việc đơn giản, tuy…

1 giờ ago

Mỹ không ký hiệp ước an ninh song phương nếu Ả Rập Saudi không công nhận Israel

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Mỹ sẽ không ký…

2 giờ ago

Vài giai thoại về trạng nguyên, sứ thần Đại Việt Nguyễn Quốc Trinh

Nguyễn Quốc Trinh làm quan chỉ sau Tể tướng, thẳng thắn chính trực khiến triều…

2 giờ ago