Categories: Thời sựViệt Nam

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Huế

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch vào lúc 00:00 giờ ngày 22/1/2022 (tức ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu) tại Tổ đình Từ Hiếu (TP Huế), ở tuổi 96. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi còn tại thế. (Ảnh: Làng Mai/Facebook)

Rạng sáng 22/1, Tăng đoàn Làng Mai thông báo thiền sư Nhất Hạnh đã viên tịch tại Chùa Từ Hiếu (TP Huế, Thừa Thiên Huế), nơi ông đã xuất gia cách đây 80 năm.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, là con kế út trong gia đình có sáu anh chị em.

Ông xuất gia vào năm 16 tuổi ở Tổ đình Từ Hiếu (nay thuộc phường Thủy Xuân, TP Huế), thọ giáo với Hòa thượng Thanh Quý, được ban pháp danh Trừng Quang.

Theo Tăng đoàn Làng Mai – một cộng đồng do thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập với mục đích làm nơi tu hành và giảng dạy Phật giáo, trong 80 năm xuất gia, ông được biết đến là bậc thầy hướng dẫn tâm linh, nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình.

Những năm 1960 (một số tài liệu ghi năm 1962), do chính quyền Sài Gòn lên án những hoạt động của ông phong trào “Phật giáo dấn thân”, ông rời Việt Nam, sang Mỹ giảng dạy về Phật học ở một số trường đại học, đánh động dư luận, gặp gỡ nghị sĩ Mỹ, Bộ trưởng Mỹ để lên tiếng về những thảm họa chiến tranh, kêu gọi tái lập hòa bình… Tháng 2/1966, ông lập ra dòng tu Tiếp Hiện (The Order of Interbeing). Ba tháng sau, ông rời Việt Nam theo lời mời của Viện Đại Học Cornell ở Nữu Ước.

Sau nhiều cản trở, 39 năm sau, đến năm 2005, ông mới về thăm Việt Nam theo chuyến thăm do Chính phủ Việt Nam chấp thuận. Sau đó, ông còn về lại Việt Nam vào các năm 2007 và 2008.

Trong những năm tại thế, ông đã viết hơn 100 cuốn sách, trong đó có hơn 40 cuốn sách viết bằng tiếng Anh. “The Heart of the Buddha’s Teaching” ấn hành năm 1997 là cuốn sách trình bày giáo pháp của Đức Phật. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông về Phật học đã xuất bản như Đông phương luận lý học, Vấn đề nhận thức trong Duy Thức học, Tương lai văn hóa Việt Nam, Tương lai Thiền học Việt Nam, Việt Nam Phật giáo sử luận, Thả một bè lau, Gia đình tin Phật, Bông hồng cài áo, Đạo Phật đi vào cuộc đời, Đạo Phật ngày nay, Phật giáo Việt Nam và hướng đi nhân bản đích thực…

Năm 1967, mục sư Martin Luther King đề cử ông Thích Nhất Hạnh nhận giải Nobel Hòa bình. Năm 1976, ông Thích Nhất Hạnh sang Singapore giúp đỡ các thuyền nhân Việt Nam và kêu gọi chính phủ các nước tăng số người Việt tỵ nạn nhập cư. Năm 1982, Thiền sư lập ra thiền viện Làng Mai ở miền Nam nước Pháp.

Năm 2009, thiền sư Thích Nhất Hạnh phải nộp đơn lên Tổng thống Pháp Sarkozy xin cho 400 tu sĩ Làng Mai ở Tu viện Bát Nhã (thị trấn Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) được tị nạn ở Pháp.

Năm 2016, ông bị tai biến và không nói được nhưng tinh thần vẫn minh mẫn. Một năm sau, ông trở lại Việt Nam và thăm Tổ đình Từ Hiếu. Năm 2018, ông trở lại cư ngụ tại Tổ đình Từ Hiếu cho đến ngày viên tịch theo ý nguyện.

Minh Sơn

Xem thêm:

Minh Sơn

Published by
Minh Sơn

Recent Posts

Cô chó đập cửa thông báo cứu cả gia đình khỏi đám cháy nghiêm trọng

Nếu không có cô chó Molly cảnh báo thì cả gia đình Miller đã chìm…

1 giờ ago

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh yếu sau đợt nắng ‘gay gắt’

Theo chuyên gia khí tượng, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5,…

3 giờ ago

Cà Mau kiểm tra các dự án điện gió sau sự cố rơi cánh quạt

Một số nhà máy điện gió bị phát hiện hiện một số thiếu sót như…

3 giờ ago

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines phủ nhận việc đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ

Philippines bác bỏ tuyên bố của ĐCSTQ rằng hai bên đã đạt được các thỏa…

3 giờ ago

WSJ: Ông Putin không ra lệnh xử tử thủ lĩnh đối lập Navalny

Alexei Navalny, lãnh đạo đối lập nổi bật nhất của Nga, đã chết vào ngày…

3 giờ ago

TNS Rubio và đồng nghiệp kêu gọi Chính phủ Mỹ cấm hoàn toàn Huawei

Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Dân biểu Elise Stefanik đã yêu cầu Chính phủ…

4 giờ ago