Vụ sản xuất, buôn bán 3,2 triệu cuốn SGK giả: Khởi tố thêm 22 bị can

Cơ quan điều tra đã khởi tố thêm 22 người có hành vi giúp sức cho chủ Nhà sách Minh Thuận sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả với số lượng lớn.

Giới chức Hà Nội phát hiện, kiểm tra một kho sách in lậu tại Hà Nội, hồi năm 2021. (Ảnh: laodongthudo.vn)

Ngày 7/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố thêm 22 người liên quan đến vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; môi giới hối lộ và nhận hối lộ”, xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát, Công ty Cổ phần In và văn hóa truyền thông Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội và các đơn vị liên quan.

Những người bị khởi tố gồm nhiều giám đốc công ty và chủ nhà sách như: Văn Thị Hiền (chủ nhà sách Hiền Long), Đỗ Văn Được (chủ Shop Bống & Bin), Phan Thị Thanh Thoan (giáo viên), Đỗ Đức Tiến (chủ Công ty TNHH In và thương mại dịch vụ Long Phát), Lục Văn Quán (giám đốc Công ty TNHH In và thương mại Hoài Đức), Nguyễn Ngọc Phương (giám đốc Công ty Thuận Phát), Hoàng Kim Oanh (chủ nhà sách Oanh); Phan Thị Ngọc Hoàn (chủ nhà sách Oanh Hoàn)…

3 người bị tạm giam, còn lại bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Những người này thuộc các nhóm: tiêu thụ sách, in sách, gia công, làm bản kẽm, làm tem giả, nhà chức trách cáo buộc.

Cơ quan điều tra xác định các bị can trên có hành vi giúp sức cho bị can có vai trò chủ mưu là Cao Thị Minh Thuận (giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát, chủ nhà sách Minh Thuận) trong việc sản xuất, buôn bán hàng giả hoặc mua sách giả với số lượng đặc biệt lớn để bán thu lời.

Trước đó, công an cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trần Hùng, cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường, tổ trưởng Tổ 1444 Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) về tội Nhận hối lộ, Nguyễn Duy Hải về tội Môi giới hối lộ.

Theo công an, từ tháng 7/2020, Cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện một số doanh nghiệp tại Hà Nội có sai phạm trong hoạt động kinh doanh in ấn, phát hành sách giáo khoa. Các sai phạm gồm: không thông báo địa điểm kinh doanh, không lập sổ ghi chép quản lý ấn phẩm, không nhận chế bản, in và gia công sau in theo quy định, sử dụng mã số của nước ngoài, tàng trữ xuất bản phẩm không có hoá đơn.

Thời điểm đó, ông Trần Hùng trực tiếp chỉ đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội và Đội quản lý thị trường số 17 kiểm tra kho của Công ty Phú Hưng Phát. Tại đây, lực lượng quản lý thị trường phát hiện, thu hơn 27.000 quyển sách thuộc 68 đầu sách giáo khoa giả.

Ông Hùng bị cáo buộc không chỉ đạo cấp dưới giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Hành vi này khiến vụ sản xuất sách giả bị phát hiện nhưng không được điều tra, xử lý hình sự. Việc làm của ông Hùng cùng các bị can khác bị đánh giá đã để cho đường dây sách giả này tiếp tục hoạt động.

Mở rộng điều tra, Ban chuyên án tạm giữ trên 3,2 triệu cuốn sách giáo khoa giả, 3 máy in, hơn 1,5 triệu tem giả và khoảng 20 tỷ đồng. Theo cáo buộc, nhóm sản xuất hàng giả đã thu lợi bất chính gần 50 tỷ đồng.

Liên quan đến vụ án, đến nay, có tổng cộng 34 người bị khởi tố.

Phạm Toàn

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

Vùng đồng bằng sông Hồng được quy hoạch thành 2 tiểu vùng

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố và được…

28 phút ago

Telegraph: Ông Trump sẽ buộc các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự

Cựu Tổng thống Donald Trump đang có kế hoạch thúc đẩy các thành viên NATO…

1 giờ ago

Nhà Trắng chú ý việc Nga tuyên án giam giữ học viên Pháp Luân Công 2 tháng

Một tòa án ở Moscow đã viện dẫn một đạo luật gây tranh cãi và…

3 giờ ago

Trưởng trợ lý của doanh nhân Quách Văn Quý nhận tội lừa đảo ở Mỹ

Trưởng trợ lý của doanh nhân Trung Quốc lưu vong Quách Văn Quý (Guo Wengui)…

3 giờ ago

7,8 tấn trứng non, nội tạng đông lạnh trôi nổi bị phát hiện tại TP.HCM

7,8 tấn nội tạng đông lạnh, như trứng gà non, ruột, dạ dày... không rõ…

4 giờ ago

Đắk Nông: Gần 31.000ha cây trồng nguy cơ bị khô hạn

Thời gian tới, nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài, tỉnh Đắk nông sẽ xảy…

4 giờ ago