Nikkei Asia: Tập Cận Bình đã bị các nguyên lão chỉ trích gay gắt tại Bắc Đới Hà

Trong một bài báo hôm 5/8, Thông tấn xã Trung ương Đài Loan dẫn lời cây bút xã luận Katsuji Nakazawa của Nikkei Asia cho biết, có nguồn tin tiết lộ tại cuộc họp Bắc Đới Hà vào mùa hè năm nay ông Tập Cận Bình đã bị các nguyên lão của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khiển trách vì vấn đề dẫn dắt đường đi của đất nước.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh chụp hôm 21/3/2023. (Nguồn ảnh: DMITRY ASTAKHOV/SPUTNIK/AFP qua Getty Images)

Ông Katsuji Nakazawa là biên tập viên của Nikkei ở Tokyo, chuyên viết xã luận, từng là phóng viên thường trú ở Trung Quốc trong 7 năm và sau đó giữ chức vụ trưởng văn phòng Trung Quốc của Nikkei Asia, năm 2014 ông được Giải Báo chí Quốc tế Tưởng niệm Vaughn-Ueda.

Ông cho biết có dấu hiệu bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới ở Ấn Độ, thay vào đó Thủ tướng Lý Cường sẽ tham dự. Đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình vắng mặt tại Hội nghị thượng đỉnh G20.

Katsuji Nakazawa chỉ ra rằng những điềm báo trước về tình trạng hỗn loạn chính trị trong nước của Trung Quốc dường như đã nổi lên tại cuộc họp Bắc Đới Hà vào mùa hè năm nay. Các cuộc thảo luận không chính thức tại cuộc họp kín chưa bao giờ được tiết lộ, nhưng thông tin chi tiết về cuộc họp trong năm nay đã bắt đầu nổi lên.

Ông cũng viết rằng tóm lại, cuộc họp này có cảm giác rất khác so với 10 cuộc họp Bắc Đới Hà trước đây được tổ chức kể từ năm 2012 khi ông Tập Cận Bình trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ.

Theo các nguồn tin, tại cuộc họp Bắc Đới Hà năm nay, một nhóm nguyên lão ĐCSTQ đã khiển trách ông Tập Cận Bình theo cách chưa từng có, sau đó ông Tập đã bày tỏ sự thất vọng với các trợ lý thân cận nhất.

Cuộc họp Bắc Đới Hà này được tổ chức trong bối cảnh vắng mặt của nguyên lão quan trọng nhất của ĐCSTQ: cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân qua đời vào tháng 11 năm ngoái; trong khi đó người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào (80 tuổi) của ông Tập từ sau Đại hội 20 ĐCSTQ vào tháng 10 năm ngoái đột ngột bị hộ tống ra khỏi Đại lễ đường, đến nay hiếm thấy lộ diện.

Ông Nakazawa cho rằng việc hai ông Giang và Hồ vắng mặt tưởng như có thể là tình huống lý tưởng cho ông Tập tại Bắc Đới Hà, nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái theo cách chưa từng thấy kể từ thời kỳ “cải cách và mở cửa” vào cuối những năm 1970: ngành bất động sản đang trong tình trạng hỗn loạn, điển hình là hoàn cảnh khó khăn của ‘gã khổng lồ’ bất động sản Evergrande Group, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đã trở nên tồi tệ đến mức ĐCSTQ phải cho ngừng công bố dữ liệu…

Ngoài ra còn nhiều vấn đề hỗn loạn bất thường khác khiến nhiều nguyên lão ĐCSTQ từng là lãnh đạo trong thời kỳ Trung Quốc trỗi dậy kinh tế lo lắng: sau khi thông tin hai tướng lĩnh hàng đầu của Lực lượng Tên lửa Trung Quốc bị thanh trừng và cách chức được đưa ra ánh sáng vào tháng 7, quân đội ĐCSTQ cũng lâm vào tình trạng rối ren; những đồn đoán về Bộ Ngoại giao ĐCSTQ vẫn kéo dài sau khi ông Ngoại trưởng Tần Cương bị cách chức không được báo rõ lý do…

Các nguồn tin tiết lộ rằng ngay trước thềm cuộc họp ở Bắc Đới Hà, các nguyên lão của ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc họp để tổng hợp ý kiến ​​​​trước khi truyền đạt đến các nhà lãnh đạo hiện tại.

Cuộc họp nêu trên có thể đã được tổ chức ở ngoại ô Bắc Kinh.

Sau đó họ chỉ cử một số nguyên lão tiêu biểu đến Bắc Đới Hà để truyền đạt với các nhà lãnh đạo hiện tại quan điểm họ đã đồng thuận. Các nguồn tin cho biết cuộc gặp với các nhà lãnh đạo đương nhiệm, trong đó có ông Tập Cận Bình, kéo dài một ngày.

Ông Katsuji Nakazawa viết rằng thông điệp chính được các nguyên lão của ĐCSTQ truyền tải là: nếu tình trạng bất ổn chính trị, kinh tế và xã hội tiếp diễn mà không có biện pháp ứng phó hiệu quả, ĐCSTQ có thể đứng trước nguy cơ về đảm bảo quyền lực của hệ thống chính trị.

Thông tin cho hay các nguyên lão cảnh báo rằng không thể hỗn loạn thêm nữa. Người nòng cốt của nhóm nguyên lão này là cựu Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, một trong những trợ lý thân cận nhất của cố Chủ tịch Giang Trạch Dân.

Ông Tăng Khánh Hồng (84 tuổi) vẫn có ảnh hưởng trong ĐCSTQ và có mạng lưới quan hệ rộng rãi. Một số người cho rằng sau cái chết của ông Giang Trạch Dân thì ông Tăng Khánh Hồng đóng một vai trò quan trọng hơn.

Sau khi bất ngờ bị các nguyên lão của ĐCSTQ chỉ trích gay gắt thì ông Tập Cận Bình đã cùng với các trợ lý thân cận mà ông đề bạt “án binh bất động”.

Theo thông tin rò rỉ, ông Tập Cận Bình tỏ ra không hài lòng và chĩa chất vấn vào 3 người tiền nhiệm: Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Ông Tập nói: “Tất cả những vấn đề mà 3 nhà lãnh đạo trước đây để lại đều đổ lên vai tôi. Trong 10 năm qua, tôi đã giải quyết những vấn đề đó nhưng vẫn chưa xong hết. Tôi có đáng trách không?”

Ngoài những khó khăn về kinh tế của Trung Quốc, quan hệ đối ngoại của nước này cũng rất kém. Katsuji Nakazawa chỉ ra trong bài báo rằng ông Tập Cận Bình tránh tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 rất có thể là để tránh bị mất uy thế thể diện.

Mộc Vệ, theo RFI

Mộc Vệ

Published by
Mộc Vệ

Recent Posts

Microsoft phản hồi tin đồn ồ ạt đưa nhân viên AI ở Trung Quốc ra nước ngoài

Cộng đồng mạng Trung Quốc chia sẻ thông tin hàng trăm người thuộc nhóm AI…

3 phút ago

Du khách nước ngoài bị bắt với cáo buộc mua dâm bé gái 15 tuổi

Một người đàn ông quốc tịch Hàn Quốc bị người môi giới dụ tham gia…

4 phút ago

ĐCSTQ ‘điểm danh’ 5 nhân vật chính trị Đài Loan

Văn phòng Sự vụ Đài Loan của ĐCSTQ hôm 15/5 đã nêu tên 5 nhân…

21 phút ago

Mỹ truy tố hai anh em đánh cắp 25 triệu USD tiền điện tử trong 12 giây

Hôm thứ Tư (15/5), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, hai anh em nhà…

28 phút ago

Học theo ĐCSTQ, ngư dân Philippines tới Bãi cạn Scarborough tuyên bố chủ quyền

Tổ chức phi chính phủ ở Philippines đã kêu gọi tình nguyện viên và tàu…

36 phút ago

Tay chân dễ bị lạnh cảnh báo điều gì?

Có phải là do chứng dương hư nên tứ chi dễ bị lạnh? Về vấn…

1 giờ ago