Ông Tập thanh tra toàn diện các tổ chức tài chính và công ty tư nhân

Sau lệnh chỉnh đốn của chính quyền Trung Quốc đối với nhiều ngành công nghiệp, việc rút vốn đã tác động đến nền kinh tế. Gần đây, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ra lệnh thanh tra toàn diện mối quan hệ giữa các tổ chức tài chính và các công ty tư nhân lớn. Loạt các hành động “giám sát” mới nhằm kiềm chế các lực lượng tư bản trong nền kinh tế dự kiến ​​sẽ sớm bắt đầu.

Ông Tập Cận Bình. (Ảnh: photocosmos1/ Shutterstock)

Ông Tập Cận Bình khởi động đợt thanh tra toàn diện

Vào ngày 11/10, tờ Wall Street Journal đưa tin, theo những người quen thuộc với vấn đề này cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình đang khởi động một đợt thanh tra toàn diện mới đối với các tổ chức tài chính, tập trung vào mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng quốc doanh, quỹ đầu tư, các cơ quan quản lý tài chính và các doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt là các công ty đã bị chính quyền thanh trừng trong những tháng gần đây, bao gồm “bom nợ tài chính” Công ty bất động sản Evergrande Group, ‘gã khổng lồ’ gọi xe trực tuyến Didi Chuxing và công ty tài chính công nghệ Ant Group.

Theo báo cáo, Citic Group, một trong những tổ chức cho vay chính của Evergrande, đã lọt vào danh sách các tổ chức đang được giám sát chặt chẽ.

Báo cáo cũng cho biết, cuộc xem xét này do Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống tham nhũng cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCTQ) dẫn đầu. Công việc thanh tra sẽ tập trung vào 25 tổ chức tài chính cốt lõi của nền kinh tế. Các quan chức của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đang xem xét hồ sơ vay, đầu tư và các quy định của các tổ chức này. Công ty bị nghi ngờ tham gia vào các giao dịch không phù hợp có thể chính thức bị điều tra và có thể bị truy tố sau đó.

Báo cáo phân tích tin rằng đây là một phần trong các công tác chuẩn bị của ông Tập cho việc tái nhiệm tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ. Dự kiến, ông Tập sẽ tránh thông lệ của ĐCSTQ và tiếp tục nắm quyền vượt quá hai nhiệm kỳ 5 năm thông thường.

Trong năm qua, chính quyền Tập Cận Bình đã tăng cường các hành động quản lý đối với nhiều ngành, từ Internet, dạy thêm đến bất động sản. Chính quyền cũng ra tay điều tra và xử lý các công ty như tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba Group và tập đoàn giao hàng thực phẩm khổng lồ Meituan với danh nghĩa chống độc quyền, áp dụng mức phạt cao ngất ngưởng từ hàng tỷ đến trên mười tỷ Nhân dân tệ.

Phân tích: Mục đích thực sự là cắt đứt mối quan hệ giữa các thế lực chính trị và thị trường tài chính

Nhà bình luận chính trị hiện đại Lý Lâm Nhất phân tích: “Trên thực tế, đằng sau những công ty bị điều tra này, đều có liên quan việc làm ăn của giới quyền quý. Một số thuộc phe Giang, một số thuộc phe khác. Dù sao thì cũng có người đứng sau họ. Đối với Tập Cận Bình mà nói, ông ấy đi điều tra những khoản tài chính này nhưng thật ra là để cắt đứt mối quan hệ giữa các thế lực chính trị và thị trường tài chính.”

Nhà nghiên cứu thuộc nhóm “Kinh tế chính trị Thiên Quân” Nhâm Trọng Đạo (Ren Zhongdao) chỉ ra rằng trong nỗ lực phá vỡ các quy tắc bất thành văn của giới quan trường, ông Tập Cận Bình đã phải sử dụng các phương pháp bất bình thường và do đó khiến ngoại giới cảm thấy rất hỗn loạn. Bản thân ông Tập thuộc giới “Hồng nhị đại” (những hậu duệ của thế hệ cách mạng đầu tiên), nhận thức rõ sự tàn khốc trong cuộc nội chiến của ĐCSTQ. Điều này cũng khiến ông Tập cảm thấy bất an và chỉ có thể củng cố quyền lực của mình từ phương diện thể chế và chế độ. Do đó, các cơ quan quản lý của ĐCSTQ, báo đảng và truyền thông nhà nước vẫn luôn thường xuyên đàn áp các doanh nghiệp tư nhân lớn, khiến các ngành liên quan phải rùng mình.

Trên thực tế, chính quyền Tập Cận Bình đã luôn không cho phép có sự nới lỏng việc điều tra đối với các bên có lợi ích liên quan này. 

Lấy Ant Group làm ví dụ. Sau khi điều tra, phát hiện ra rằng Công ty Boyu Capital được thành lập bởi Giang Chí Thành (Jiang Zhicheng), cháu trai của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, đã theo cách đi đường vòng, thông qua quỹ đầu tư tư nhân Bắc Kinh Kinh Quản để nắm giữ cổ phần trong Ant Group.

Trong số các cổ đông của Ant Group, Hệ thống Minh Thiên của Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua) là có thể nhận thấy rõ ràng nhất. Tiêu Kiến Hoa vốn là “găng tay trắng” của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Tăng Khánh Hồng trong việc giải quyết công việc gia đình cho ông ta. Ngoài mối quan hệ thân thiết của Tiêu Kiến Hoa với gia đình Tăng Khánh Hồng, hệ thống Minh Thiên của họ Tiêu còn là tổ chức đầu tiên kiếm tiền bẩn và rửa tiền cho tập đoàn lợi ích của Giang Trạch Dân. 

Việc vận chuyển lợi ích này còn có sự tham gia của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn, Cựu Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trương Đức Giang, cựu Phó Thủ tướng Thường trực Lý Lam Thanh, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đới Tương Long và các gia tộc khác thuộc phe Giang Trạch Dân. 

Sau khi điều tra, các thế lực lớn mạnh này đứng sau các công ty tư nhân có thể sẽ bị kiềm chế, không dám tùy tiện thu lợi như trước nữa.

Nhà nghiên cứu Nhâm Trọng Đạo chỉ ra rằng có thể thấy, mục đích của ông Tập Cận Bình là thanh tẩy các đối thủ chính trị, đồng thời kiểm soát các tài sản và quỹ liên quan. Kinh tế giống như cơ thể của một người, còn tài chính giống như máu. Muốn khỏe mạnh thì trước tiên phải có khí huyết lưu thông thông suốt. Tuy nhiên, mấy chục năm nay, ĐCSTQ đã mang đến tai họa cho đất nước và nhân dân, nền kinh tế trở nên rối ren, hệ thống tài chính cũng thủng lỗ chỗ. 

Sau cơn sóng thần khủng hoảng tài chính toàn cầu, bởi vì Trung Quốc phục hồi nhanh hơn Hoa Kỳ và các nước châu Âu tiên tiến, các quan chức Trung Quốc đã tận dụng cơ hội phô trương về Trung Quốc, điều này đã tạo ra ảo tưởng cho thế giới. Tuy nhiên, dùng giá trị GDP bình quân đầu người mới thật sự có ý nghĩa. Theo bảng “Xếp hạng các quốc gia theo GDP bình quân đầu người năm 2018” do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố vào tháng Tư năm ngoái, Trung Quốc chỉ xếp thứ 106 với GDP bình quân đầu người là 3.315 USD.

Do đó, ông Tập Cận Bình tiếp tục lên tiếng tại các cuộc họp cấp trung ương, yêu cầu các bộ và ủy ban bên dưới phải “nắm chắc điểm mấu chốt của việc ngăn ngừa rủi ro tài chính hệ thống”.

Tuy nhiên, nhiều biện pháp giám sát đối với nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau đã tác động đến thị trường vốn, làm nảy sinh tâm lý lo lắng và việc tháo chạy vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo dữ liệu từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF) có trụ sở tại Washington, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút 8,1 tỷ USD khỏi thị trường trái phiếu Trung Quốc trong tháng 9, đây là dòng vốn lớn nhất trong 6 tháng. Ở Trung Quốc, nó thậm chí còn gây ra dư luận về “nước tiến dân lùi”“Cách mạng Văn hóa quay trở lại”.

Mộc Lan (t/h)

Xem thêm:

Mộc Lan

Published by
Mộc Lan

Recent Posts

Tỉnh ủy Bình Phước chỉ đạo vụ Tỉnh ủy viên xâm hại đồng tính

Giới chức Đảng và chính quyền tỉnh Bình Phước xác nhận đang làm rõ vụ…

1 giờ ago

Xe buýt điện Trung Quốc đổ bộ thị trường EU, hãng xe châu Âu lâu đời phá sản

Nhu cầu thị trường về xe buýt điện đang dần mở rộng ở Châu Âu.…

2 giờ ago

Ông Zelensky chỉ trích phương Tây vì muốn chấm dứt xung đột

Tổng thống Ukraine tuyên bố lực lượng Kiev sẽ thành công hơn trên chiến trường…

2 giờ ago

Nói về món ăn miền Nam

Sau thử thách, nhiều món ăn lạ được định hình hoặc bị lãng quên để…

4 giờ ago

Vụ án chìm tàu kéo và sà lan khiến 9 người thương vong: Khởi tố vụ án

Liên quan vụ chìm tàu kéo và sà lan làm 9 người thương vong, cơ…

4 giờ ago

Thủ tướng Slovakia Robert Fico vẫn đang trong tình trạng nguy kịch

Thủ tướng Sloviakia Robert Fico vẫn đang trong tình trạng nguy kịch và phải đối…

4 giờ ago