5 hành vi khiến một người phúc mỏng mệnh khổ

Mỗi một người đến thế gian này đều gặp gỡ những con người, những hoàn cảnh khác nhau và cũng đều có cuộc đời sướng khổ khác nhau. Có một số người ngay từ khi sinh ra đã rất khổ sở, nhưng nhờ vào những việc làm hành thiện tích đức không cần hồi báo mà thay đổi được số phận của mình, cuộc đời cũng thuận lợi tốt đẹp hơn. Trái lại, có một số người ngay từ khi sinh ra đã đại phú đại quý, nhà cao cửa rộng nhưng bởi vì làm ra những việc thất đức mà tổn hại phúc báo của mình khiến cho cuộc đời trở nên khổ sở vô cùng. Dưới đây là 5 loại hành vi càng làm thì càng khiến phúc mỏng mệnh khổ.

(Ảnh minh họa: Saravutpics, Shutterstock)

1. Bất hiếu, ngược đãi cha mẹ

Cổ ngữ nói: “Trong trăm cái thiện thì hiếu đứng đầu”. Một người không hiếu thuận với cha mẹ thì không thể được người khác tín nhiệm cho dù ở việc nhỏ cũng như việc lớn. Bởi vì một người ngay cả cha mẹ, người sinh ra và nuôi dưỡng mình mà còn đối xử một cách thờ ơ, không kính trọng thì sẽ không thể đối đãi thật tình với người khác được.

Những người bất hiếu, cho dù có vẻ như nhiệt tâm đối đãi với người khác, thì kỳ thực đều là xuất phát điểm vì lợi ích cá nhân mà thôi. Một ngày nào đó, khi phải đứng trước lợi ích để đưa ra lựa chọn thì họ sẵn sàng bỏ qua đạo nghĩa.

Người bất hiếu không những có cuộc đời không thuận lợi, suôn sẻ mà khi về già cũng sẽ gặp tình cảnh giống như mình đã đối xử với cha mẹ lúc trẻ. Người xưa nói: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo”, cho nên người bất hiếu với cha mẹ sẽ không thể có được phúc báo về sau.

2. Thường đàm luận thị phi

Vô luận là hành vi của một người thể hiện ra như thế nào, chúng ta cũng không nên ở sau lưng họ mà đàm luận. Bởi vì đàm luận thị phi sau lưng một người là hành vi không có lễ. Người có tâm tính tốt cũng sẽ không lựa chọn cách làm như vậy. Nếu chúng ta nhận thấy hành vi của một người là sai trái, nên tìm thời điểm, hoàn cảnh phù hợp để chỉ ra một cách thiện ý.

Cổ nhân nói: “Vàng không thuần khiết, người không hoàn mỹ”, ai cũng có lỗi lầm, cũng có sai sót, nhưng đều có thể cải sửa được. Khi chúng ta kết giao với người khác, nên nhìn nhiều đến điểm tốt của họ, không nên bới móc khuyết điểm của người khác cho lớn thêm. Nếu không, chúng ta sẽ chỉ nhìn thấy những khuyết điểm rất nhỏ của người khác mà không thấy được những ưu điểm sáng chói của họ.

“Nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với người khác” là yêu cầu tu dưỡng đối với bản thân của rất nhiều người thời cổ đại. Nếu một người luôn yêu cầu người khác một cách quá mức nghiêm khắc nhưng lại dễ dãi với mình thì hành vi như vậy chính là hành vi tổn hại phúc báo.

3. Ghen ghét, đố kỵ mạnh mẽ

Cổ ngữ có câu: “Thấy người khác được thì giống như mình được, thấy người khác mất thì giống như bản thân mình mất, người mà trong tâm có ý niệm này thì Trời tất sẽ bảo hộ”.

Những lời này đều là để khuyên bảo con người sống, đối nhân xử thế phải rộng lượng. Khi thấy người khác có chuyện đắc ý thì nên vui mừng cho họ, thấy người khác có chuyện thất ý thì phải có lòng thương cảm, đồng cảm. Người có tâm tật đố lại không như vậy, họ luôn đố kỵ với thành công của người khác, khi người khác gặp họa thì mừng thầm trong lòng. Những người như vậy thì làm sao có thể sống hòa thuận cùng người khác, huống chi đến sự hợp tác, cộng sự?

Tâm tật đố, đố kỵ, quả thực rất đáng sợ. Nó không chỉ khiến con người trở nên nhỏ nhen, hẹp hòi mà còn khiến con người ta mất đi suy nghĩ sáng suốt, mù quáng, không phân biệt phải trái đúng sai mà rơi xuống vực thẳm. Người có tâm tật đố mạnh mẽ không chỉ làm tổn thương người khác mà còn tổn thương chính mình, đồng thời cũng gia tăng tốc độ hao tổn phúc báo của chính mình.

4. Luôn tranh công đổ lỗi

Khi sự tình phát triển không như ý, điều chúng ta nên làm trước hết là nghĩ lại bản thân mình, tìm ra nguyên nhân căn bản chứ không phải đổ lỗi lên đầu người khác.

Trong cuộc sống, rất nhiều người khi có sự tình không hay xảy ra thì lập tức đổ lỗi cho người khác, phủ nhận trách nhiệm của mình. Những người như vậy cũng thường tranh công về mình khi sự tình có kết quả tốt.

Cho dù thật sự lỗi là ở người khác, chúng ta cũng nên nghĩ biện pháp giải quyết vấn đề, cùng nhau vượt qua cửa ải khó khăn, không nên đổ lỗi cho đối phương, tìm người chịu tội thay mình. Bởi vì loại hành vi này chính là hành vi bị mọi người phỉ báng, cũng là hành vi làm hao tổn phúc báo của mình.

5. Sống xa xỉ, phung phí

Người xưa cho dù là giàu có cũng giáo dục con cái ngay từ nhỏ phải sống tiết kiệm, cần cù. Nhưng này nay rất nhiều người lại có quan niệm “sống là để hưởng thụ”, cho rằng cuộc sống là phải xa hoa, phải bằng bạn bằng bè mới là đáng sống.

Cổ nhân có câu: “Phúc bất tận hưởng” (phúc là không thể hưởng hết). Cổ nhân tin rằng tiền bạc của cải mà một người có được là do phúc báo của người đó. Bởi vậy, người xưa đặc biệt răn dạy con cháu phải tích phúc, đối với vật phẩm cũng phải vô cùng quý trọng, không được phung phí. Nếu một người hưởng hết phúc mà không hành thiện tích đức thì tai họa sẽ đến ngay lập tức.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: 6 tu dưỡng để trở thành người biết tôn trọng người khác

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Bắc Ninh: Hơn 23.000 ha lúa xuân bị nhiễm sâu bệnh

Mật độ sâu bệnh trên lúa tại Bắc Ninh cao hơn nhiều so với cùng…

24 giây ago

Đan Mạch cho phép bé gái 15 tuổi phá thai không cần sự đồng ý của cha mẹ

Chính phủ Đan Mạch hôm thứ Sáu (3/5) thông báo rằng họ sẽ cho phép…

45 phút ago

Cựu đại sứ Mỹ: Đài Loan sẽ nhận được hỗ trợ của ông Trump nếu ông thắng cử

Cựu đại sứ Mỹ James Gilmore dưới thời Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy…

2 giờ ago

Nhật Bản khen thưởng những người làm khuyến đọc như thế nào?

Người làm khuyến đọc không làm vì phần thưởng hay giấy khen nhưng việc nhà…

2 giờ ago

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 4)

Tháng 8.1975, học viên trường 15 NV (Làng cô nhi Long Thành cũ) cảm thấy…

2 giờ ago

Văn chương ích gì cho giới thợ thuyền – người lao động?

Văn chương, một nghệ thuật giúp ta mở rộng tầm mắt và trái tim trước…

2 giờ ago