Vị Chúa phải chui nhủi dưới hầm suốt 20 năm cuối đời

Người xưa có câu: Làm điều thiện gặp thiện báo, làm điều ác gặp ác báo, điều này không sai ngay cả đối với những bậc Vua Chúa.

Uy Nam Vương Trịnh Giang là vị chúa Trịnh đời thứ 7. Đây là vị Chúa được lịch sử ghi nhận là bỏ mặc dân chúng, chỉ lo ăn chơi sa đọa.

Khi Trịnh Giang còn ở ngôi Thế tử, Bảo Phó Nguyễn Công Hãng đã bí mật dâng sớ lên chúa Trịnh Cương rằng: Trịnh Giang là người ươn hèn, không thể gánh vác ngôi Chúa. Trịnh Cương đọc sớ thì đã có ý thay ngôi Thế Tử.

Tuy nhiên mùa đông năm 1729 trên đường đi tuần ở Như Kinh, chúa Trịnh Cương bị bệnh và mất trên đường, Thế tử Trịnh Giang lên ngôi Chúa.

Khi lên ngôi, Trịnh Giang ban đầu tin dùng Nguyễn Công Hãng, nghe theo lời ông mà thực hiện một số chính sách tích cực. Theo “Cương mục” năm 1730, Trịnh Giang giảm bớt tô thuế; giảm và bãi bỏ một số thuế nặng như thuế thổ sản, thuế muối.

Tuy nhiên ngay sau đó Trịnh Giang lại lo chơi bời, không còn nghe theo các đại thần trong triều mà lại nghe lời Thái giám Hoàng Công Phụ, cất nhắc nhiều vị trí cho những kẻ bất tài mà Hoàng Công Phụ giới thiệu.

Trịnh Giang nghe lời dèm pha của các hoạn quan mà giết chết nhiều đại thần, ai không thuận ý đều bị giết chết. Biết chuyện Nguyễn Công Hãng từng tấu với cha truất ngôi Thế Tử của mình, Trịnh Giang tìm cách đem giết đi. Ngay cả Vua cũng không tha, Trịnh Giang cho phế truất rồi sau đó giết chết vua Lê Duy Phường, lập Lê Duy Thận lên ngôi tức vua Lê Ý Tông.

Chân dung Trịnh Giang trong Trịnh gia chính phả. (Tranh: Trịnh Như Tấu, Wikipedia, Public Domain)

Trước đây triều đình có hai ban văn võ, nay Thái giám lộng hành, Trịnh Giang vì mê chơi bời nghe theo Thái giám liền đặt thêm một ban nữa gọi là “Giám ban”. Đây chỉ là các vị trí Thái giám phục dịch trong cung, nhưng lại cho “Giám ban” này ngang hàng với ban văn võ.

Chưa dừng lại, ai muốn vào “Giám ban” cũng phải trải qua kỳ thi, vì thế mà các quan văn võ thấy hổ thẹn vì còn thua cả Thái giám mà không ai dám nói. Khi hoạn quan trong triều ra sức thao túng triều đình thì Trịnh Giang chỉ chú tâm ăn chơi vô độ, bỏ bê việc triều chính, quyền hành dần nằm trong tay Thái giám Hoàng Công Phụ.

Trịnh Giang cho xây nhiều cung quán như Hồ Thiên, Hành cung Quế Trạo, Từ Dương, phủ đệ ở các làng ngoại Tử Dương, Mi Thử. Việc vui chơi xây dựng các cung quan khiến quốc khố cạn kiệt. Trịnh Giang tăng các khoản thuế đồng thời bắt dân lao dịch nặng nề, khiến lòng người oán thán.

Để có thêm tiền phục vụ cho việc ăn chơi của mình, Trịnh Giang cho phép buôn bán quan tước, từ quan đến dân nếu ai có tiền nộp lại sẽ được cất nhắc các chức phẩm.

Các viên quan trong triều ban từ lục phẩm trở xuống, ai nộp 600 quan tiền sẽ được thăng chức một bậc; nhân dân ai nộp 2.800 quan được bổ thụ tri phủ, nộp 1.800 quan được bổ thụ tri huyện (Theo “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục”).

Triều đình thời Lê Trung Hưng. (Tranh: Samuel Baron, Wikipedia, Public Domain)

Người dân cơ cực, mất mùa đói kém nhưng triều đình không ai quan tâm, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Sự oán thán của người dân thấu cả trời xanh.

Sau 10 năm ở ngôi Trịnh Giang bị sét đánh gần chết, rồi mắc bệnh “kinh quý” – tinh thần bất định, hay hoảng hốt sợ hãi. Liên hệ với việc Trịnh Giang dâm dục vô độ, thậm chí phạm tới cả cung nữ của cha, bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ cho rằng là bị ác báo: “Đấy là vì dâm dục mà bị ác báo. Muốn không bị hại chỉ có cách là trốn xuống đất.” (Theo “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục”).

Sau đó bọn hoạn quan cho đào đất xây hầm cho Chúa ở gọi là cung Thưởng Trì. Từ đó Trịnh Giang ở hẳn dưới hầm này không dám ra ngoài. Hoạn quan Hoàng Công Phụ càng được dịp tác oai tác quái.

(Tranh: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online)

Chúa đã ở hẳn dưới hầm, không còn biết việc triều chính, các quan muốn Trịnh Doanh (em của Trịnh Giang) lên thay, nhưng Hoàng Công Phụ ngăn trở nên không làm được gì.

Trước tình cảnh Đàng Ngoài suy thoái bởi Trịnh Giang, Trịnh Thái phi Vũ thị cho tập hợp các quan văn võ nhằm đưa Trịnh Doanh lên ngôi Chúa. Nhân lúc Hoàng Công Phụ đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa, ở trong triều các quan đồng loạt đưa Trịnh Doanh lên ngôi, bọn hoạn quan chống lại đều bị diệt sạch.

Trịnh Giang ở ngôi 10 năm (1730 – 1740) thì bị quả báo sét đánh khiến sợ hãi, tinh thần bất định. Sau khi Trịnh Doanh lên ngôi, thì vẫn bị giam lỏng dưới hầm. Vậy là suốt 20 năm, vị Chúa Trịnh này đã phải chui nhủi dưới đất cho đến tận lúc chết.

Trần Hưng

Xem thêm:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Lũ lụt kỷ lục ở miền nam Brazil khiến 90 người chết, 150.000 người mất nhà cửa

Tại bang Rio Grande do Sul ở miền nam Brazil, mưa lớn liên tục từ…

12 phút ago

Doanh nghiệp kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Các doanh nghiệp có thị phần lớn như Petrolimex, PVOil kiến nghị bỏ quỹ bình…

17 phút ago

Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB-XH) bị cáo buộc làm lộ bí mật nhà nước

Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động, Thương binh và…

1 giờ ago

Loại “gia vị” này đã khiến Trung Quốc có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới

Một nghiên cứu trên “The Lancet” tiết lộ rằng người Trung Quốc có tỷ lệ…

2 giờ ago

Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận tạm dừng cung cấp vũ khí cho Israel

Tờ Financial Times dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Washington…

3 giờ ago

Từ 1/7, Việt Nam bắt đầu thu thập mống mắt, ADN của người dân

Khi đăng ký cấp mới, hoặc cấp lại, cấp đổi thẻ căn cước, người dân…

3 giờ ago