Bao nhiêu người Việt có khả năng đọc sách tiếng Anh nguyên tác?

Người Việt ta có vẻ không chỉ lười đọc mà còn thích đọc nhanh.

Tôi viết là bao giờ Việt Nam mình dịch được nhiều sách hay như Nhật Bản đã từng làm trong 50 năm cuối thế kỉ 19 thì nhiều bạn lại đọc và hiểu là “sao không dịch sách từ tiếng Nhật”. Và rồi quay sang chuyện đọc thẳng từ tiếng Anh.

Đọc thẳng từ nguyên tác là tốt nhất. Đương nhiền rồi. Nhưng xin đừng lạc quan tếu. Chuyện đọc thẳng từ nguyên tác nhất là đọc sách sẽ là câu chuyện của một thiểu số tinh hoa. Các nước tiên tiến còn gặp khó khi mở rộng số này. Ở Việt Nam sẽ là câu chuyện dài dài.

Thử hình dung, hiện tại dân số Việt Nam là 100 triệu, bao nhiêu người Việt Nam có khả năng đọc được sách tiếng Anh từ sách phổ thông tới sách chuyên ngành, sách khó như triết học, lịch sử, văn học?

Tôi nghĩ là không nhiều đâu. Kể cả người được học ngoại ngữ từ nhỏ. Có nhiều lý do. Một là tuy học ngoại ngữ nhưng không có thói quen đọc sách. Hai là động cơ học là để lấy bằng. Ba là tâm lý, môi trường xã hội.

Thực tế này có thể thấy ở cả học sinh, sinh viên và người trưởng thành. Một số có thể đọc được nhưng không đọc. Số còn lại thì không thể đọc do năng lực ngôn ngữ và kiến thức nền tảng không đủ. Số còn lại thì không biết ngoại ngữ hoặc không được học ngoại ngữ.

Chuyện này cũng hao hao chuyện ai thích đọc sách thì cứ nghĩ xung quanh mình ai cũng đọc sách cả.

Không có đâu!

Nhìn rộng ra phạm vi rộng hoặc về nông thôn, đến các miền quê, miền núi ta sẽ thấy sách vở như một giấc mơ viển vông và vĩ đại. Ra khỏi Hà Nội 20km sẽ thấy sinh hoạt sách vở rất xa xôi.

Đọc sách nói chung còn vậy thì đọc sách ngoại văn còn là một giấc mơ xa vời nữa.

Nhiều người dạy ngoại ngữ nhưng thậm chí chẳng bao giờ đọc sách ngoại văn đúng nghĩa, tức là đọc các tác phẩm lịch sử, văn hóa, văn học, triết học của người bản xứ viết bằng ngôn ngữ của họ.

Vậy nên… Đừng mơ! À không, mơ thì nên nhưng không nên ảo tưởng.

Ở ta hiện nay phong trào học ngoại ngữ khắp nơi. Nhưng sức mạnh từ ngoại ngữ đem lại thì nhỏ bé. Hạn chế ấy nằm trong câu chuyện tưởng giản đơn “học ngoại ngữ để làm gì?”.

Trong khoảng 100 năm tới, dịch thuật ở Việt Nam cùng văn hóa đọc sẽ vẫn là một vấn đề chìa khóa.

Nguyễn Quốc Vương

Theo Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Tựa do tòa soạn đặt

Xem thêm:

Mời xem video:

Nguyễn Quốc Vương

Published by
Nguyễn Quốc Vương

Recent Posts

TQ: Hơn 60 trẻ bị chảy máu cam tại trường mẫu giáo ở Chiết Giang

Gần đây, trên mạng Trung Quốc đưa tin về một vụ chảy máu cam hàng…

27 phút ago

Ông Zelensky hoãn mọi chuyến công du nước ngoài do Nga tấn công biên giới Kharkov

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã hoãn các chuyến thăm nước ngoài dự kiến vào…

53 phút ago

Vụ nữ chủ tịch bị lừa: Số tiền là hơn 171 tỷ đồng, chuyển qua nhiều tài khoản

Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho hay trong vụ nữ chủ tịch…

1 giờ ago

FBI: Số vụ tấn công cảnh sát Mỹ thi hành công vụ cao kỷ lục trong năm 2023

Các vụ tấn công nhằm vào cảnh sát Mỹ năm ngoái đã đạt mức cao…

1 giờ ago

Biden và Trump cạnh tranh chứng tỏ cứng rắn hơn với ĐCSTQ

Cả ông Biden và Trump đều mong muốn áp thuế cao hơn đối với hàng…

2 giờ ago

Hai công an ở Đồng Nai bị khởi tố

Hai công an ở Đồng Nai bị cáo buộc hành vi không truy cứu trách…

2 giờ ago