Cảng Sài Gòn từng là thương cảng hàng đầu vùng Viễn Đông

Sài Gòn là nơi gặp gỡ giữa châu thổ đồng bằng sông Cửu Long và vùng đất đỏ Đông Nam bộ. Nơi đây không chỉ gần biển mà còn có hệ thống sông và kênh rạch kết nối Sài Gòn và các vùng đất của Nam bộ, sang Campuchia vươn đến tận thủ đô Phnom Penh. Do vậy Thương cảng Sài Gòn từng đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử giao thương tại khu vực Viễn Đông.

Thương cảng Sài Gòn năm 1866. (Ảnh: Emile Gsell, Public Domain)

Vị trí thuận lợi

Vị trí của Cảng nằm trên sông Sài Gòn, ăn sâu 80 km vào đất liền, tránh được những cơn bão lớn, lại thông với 2.000 km luồng lạch lớn chảy qua các vùng đồng bằng, vươn đến tận Phnom Pênh. Do tại đây sông rộng và sâu nên các tàu lớn cũng có thể cập cảng và tránh nhau dễ dàng.

Khi người Pháp đến khu vực này đã phát hiện ra rằng không nơi đâu trên bán đảo Đông Dương có vị trí giao thương thuận lợi như Sài Gòn. Do vậy họ kỳ vọng biến nơi đây thành cửa ngõ giao thương quan trọng nhất cho toàn bộ Đông Dương.

Sau khi chiếm được Gia Định năm 1859, dù chưa ổn định được tình hình thì ngày 22/2/1860, người Pháp đã thành lập Cảng Sài Gòn và đầu tư vào đây. Thương cảng Sài Gòn chính thức hoạt động từ thời điểm này.

Thương cảng hàng đầu vùng Viễn Đông

Theo tư liệu về Sài Gòn xưa, ngay từ năm 1860, tức chỉ sau 1 năm người Pháp đến Gia Định, đã có 246 tàu phương Tây và thuyền buồm Trung Hoa đưa các hàng hóa đến và đi từ Cảng Sài Gòn.

Số hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo chiếm 85% với số tiền là 5,184 triệu quan Pháp, giá trị hàng nhập khẩu tương đương 1,5 triệu quan Pháp (10 quan Pháp = 1 đồng bạc Đông Dương), doanh số mậu dịch trong năm là 7,7 triệu franc.

Để thuận tiện cho các tàu đến đây, Hải đăng Cap Saint-Jacques được xây dựng ở Vũng Tàu và bắt đầu hoạt động từ ngày 15/8/1862.

Theo số liệu để lại thì năm 1862, có 117 tàu châu Âu đến Sài Gòn với tổng trọng tải là 53.200 tấn, 129 tàu châu Âu rời cảng Sài Gòn chở đi 42.470 tấn gạo, 1.023 kiện bông, 1.746 kiện vải và 357 tấn lúa.

Hàng xuất khẩu ngoài gạo ra còn có cá khô ở Biển Hồ (Cao Miên), dầu thực vật, đường mía, rau sấy khô, gòn. Những năm sau đó hàng xuất khẩu có thêm tơ tằm, muối, đay, gỗ.

Việc xuất khẩu gỗ mang lại món lợi lớn nên Pháp thúc đẩy việc khai thác gỗ, năm 1864 giá trị xuất khẩu gỗ lên đến 11 triệu quan Pháp.

Thương cảng lớn này cũng thúc đẩy các nghề sản xuất trong nước phát triển mạnh, giúp dân chúng có được việc làm và nguồn thu nhập, tuy nhiên nguồn lợi lớn nhất rơi vào tay người Pháp.

Thương cảng phát triển đòi hỏi phải có dịch vụ sửa chữa tàu. Năm 1864, người Pháp thành lập xưởng BaSon, quy tụ các thợ cơ khí lành nghề lúc đó. Ngoài sửa chữa thì xưởng cũng đóng mới các tàu thuyền có trọng tải nhỏ.

Năm 1866, trọng tải hàng hóa vào cảng Sài Gòn là 600.000 tấn. Các mặt hàng xuất khẩu gồm 100.000 tấn gạo, 2.687 tấn bông, 42 tấn tơ lụa, 150 tấn muối. Qua năm sau 1867, Sài Gòn đã xuất khẩu 193.000 tấn gạo tức gần gấp đôi so với năm trước.

Trong 1 năm từ 1/7/1866 đến 30/6/1867, có 887 tàu đến giao thương, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu là 53 triệu quan Pháp, đây là số tiền rất lớn vào thời điểm đó.

Từ năm 1867, Sài Gòn là một thương cảng phồn vinh và có sức hút lớn, cùng với các thương cảng khác ở Singapore, Batavia, Manila, trở thành những thương cảng hàng đầu khu vực Viễn Đông.

Dần không cạnh tranh được

Sau giai đoạn này, Thương cảng Sài Gòn vẫn phát triển nhưng tốc độ không bằng cảng ở Singapore, Hongkong. Đến đầu thế kỷ 20 thương cảng ở Sài Gòn tụt xuống thứ 8 ở vùng viễn Đông, 75% lượng hóa hóa xuất khẩu Đông Dương đi qua đây, riêng xuất khẩu gạo thì liên tục đứng nhất và nhì thế giới.

Trong một báo cáo của Phòng Thương mại Sài Gòn E. Dierx năm 1887 thì Thương cảng Sài Gòn lúc đó có những hạn chế nên không thể cạnh tranh được với Singapore, Hongkong và thậm chí là Jarkarta. Thương cảng Sài Gòn nằm sâu trong đất liền, với 70 km đường sông ngoằn nghèo, chi phí vào cảng lại cao.

Lúc đó đã có đề xuất nên cho Thương cảng Sài Gòn trở thành một kiểu đặc khu, được miễn thuế xuất nhập khẩu, nhưng Phòng Thương mại lúc đó đã không đồng ý.

Sau này Toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer đã tỏ ra luyến tiếc vì việc chậm đầu tư hạ tầng nhằm biến Thương cảng Sài Gòn thành một trong những hải cảng hàng đầu Viễn Đông. Các khoản đầu tư của người Pháp đã tập trng vào những công trình kiến trúc giúp Sài Gòn trở thành Hòn ngọc Viễn Đông mà bỏ qua Thương cảng Sài Gòn.

Trần Hưng tổng hợp

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Ông Donald Trump gặp riêng thống đốc DeSantis

Cựu tổng thống Donald Trump đã có cuộc gặp riêng với ông DeSantis cuối tuần…

1 phút ago

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng 1 lần

Theo quy định mới vừa được Phó Thủ tướng ký ban hành, thời gian điều…

2 giờ ago

Vàng thế giới “đổ đèo”, vàng nhẫn trong nước dự kiến giảm sau kỳ nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ của Việt Nam cũng là thời gian vàng thế giới lao dốc…

3 giờ ago

Ngoại trưởng EU Borrell: Người châu Âu sẽ ‘không chết vì Donbass’

Ngoại trưởng EU Josep Borrell đã khẳng định rằng các quốc gia thành viên EU…

3 giờ ago

Cậu bé 9 tuổi mở xưởng mộc, kinh doanh trong gara của bà

Ollie Ridley thường tặng miễn phí các sản phẩm gỗ mà cậu làm được cho…

4 giờ ago

Chính phủ Anh sẽ nhanh chóng loại bỏ toàn bộ thiết bị giám sát do Trung Quốc sản xuất

Vương quốc Anh có kế hoạch loại bỏ các thiết bị giám sát do Trung…

4 giờ ago