Văn Hóa

Câu chuyện tu luyện: Hòa thượng Huệ Năng nhẫn nhục chịu khổ

Mạnh Tử nói rằng: “Khi Trời giao sứ mạng trọng đại cho người nào, nhất định trước hết phải làm cho ý chí của họ được tôi rèn, làm cho gân cốt họ bị nhọc mệt, làm cho thân xác họ bị đói khát, làm cho họ chịu nỗi khổ sở nghèo túng, làm việc gì cũng không thuận lợi. Như thế là để lay động tâm chí người ấy, để tính tình người ấy trở nên kiên nhẫn, để tăng thêm tài năng cho người ấy.” Từ xưa đến nay, phàm là người làm thành được việc lớn thì đều có đặc điểm là chịu đựng được nỗi khổ nhục và mang trong mình những hoài bão lớn lao. Lục Tổ Thiền Tông Huệ Năng chính là người như vậy.

(Ảnh: SuzyT/Pixabay, Pixabay License)

Huệ Năng được sinh ra trong gia đình nhà quan. Cha ông làm quan ở Hà Bắc, nhưng sau này vì phạm tội nên bị giáng chức và chuyển đến Quảng Đông. Khi Huệ Năng lên ba tuổi, cha ông qua đời, gia cảnh ngày càng trở nên khốn cùng. Ông đã cùng mẹ chuyển đến huyện Nam Hải, Quảng Đông sinh sống. Lớn hơn một chút, ông kiếm sống bằng nghề kiếm củi. Do gia đình khó khăn nên ông không được đi học và bị mù chữ. Lúc lên 24 tuổi, ông đã một mình đến chùa Đông Sơn, Hoàng Mai ở tỉnh Hồ Bắc để tìm cầu pháp. Ở đây, ông đã được nhà chùa bố trí làm công việc giã gạo ở nhà bếp.

Huệ Năng là người có khả năng chịu đựng gian khổ phi thường. Bởi vì nhà chùa có rất đông người nên mỗi ngày đều tiêu hao một lượng gạo rất lớn. Để đảm bảo việc cung cấp đủ gạo cho nhà chùa, ông đã giã gạo suốt cả ngày không ngừng nghỉ. Vì thân hình gầy gò, sức lực yếu ớt nên ông đã buộc một hòn đá to vào phần eo của mình để tăng trọng lượng, khiến lượng gạo giã được tăng lên nhiều. Thời gian trôi qua, da của ông bị rách nhưng ông vẫn tiếp tục giã gạo như trước. Trụ trì thấy vậy đã cảm phục nói:Người cầu Đạo, vì Pháp mà quên thân mình, cần phải như thế!”

Lúc ấy, ở trong phòng bếp còn có hai người cũng đảm nhận việc giã gạo như Huệ Năng nhưng hai người này đã bắt nạt ông bởi vì ông là người mới đến. Hai người họ cố tình lười biếng để bắt Huệ Năng phải làm việc nhiều hơn. Khi người phụ trách nhà bếp đến thì họ làm việc một cách chăm chỉ, nhưng khi người phụ trách đi thì họ lười biếng không làm. Điều tệ hơn nữa là hai người họ còn đổ phần gạo mà Huệ Năng đã giã được vào thúng của mình để chứng tỏ bản thân họ đã làm rất tốt còn Huệ Năng thì lại luôn không hoàn thành nhiệm vụ. Họ thậm chí còn nói với người phụ trách rằng Huệ Năng đã rất lười biếng, không làm việc.

Sau khi nghe điều ấy, người phụ trách đã mắng mỏ Huệ Năng và đặt ra quy định về số lượng gạo mà ông phải giã mỗi ngày, đồng thời yêu cầu ông phải hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mặc dù bị oan ức như vậy nhưng Huệ Năng không hề bào chữa trước những cáo buộc sai trái của hai người kia, cũng không quan tâm đến lời khiển trách của người phụ trách. Ông vẫn một mực đặt tâm và thân vào làm việc một cách chăm chỉ để giã đủ lượng gạo cung cấp cho chùa.

Về sau, người phụ trách phát hiện ra hai người kia lừa dối mình nên đã giận dữ và trách mắng họ một cách thậm tệ. Hai người họ tưởng rằng Huệ Năng đã báo tin cho người phụ trách nên càng ghét ông hơn. Họ mắng chửi ông một cách gay gắt, nói những lời rất khó nghe. Nhưng ông không hề quan tâm đến sự sỉ nhục và hành hạ của hai người họ, vẫn một mực từ sáng đến tối chịu khó chịu khổ làm việc của mình. Hai người kia vẫn không buông, ghen tị với Huệ Năng và nảy sinh ác ý muốn tìm cơ hội để trừng phạt ông.

Một ngày nọ, hai người kia thấy mình không thể hoàn thành được nhiệm vụ và lại sắp bị mắng nên càng căm ghét Huệ Năng hơn. Họ đã đổ nước bẩn lên giường của ông. Cảm thấy còn chưa hết tức giận, hai người họ đã đẩy ông xuống cối đá. Vì trên người Huệ Năng đang buộc đá nặng nên ông đã bị trật khớp háng bên trái. Huệ Năng đau đớn vô cùng, đến mức ướt đẫm mồ hôi. Hai người kia nhìn thấy thế liền nói: “Ngươi đừng có giả bộ, mau đứng dậy đi!”

Huệ Năng đáp: Xương hông của tôi đau không chịu nổi, không đứng dậy được!” Hai người kia nghe thấy thế vội vàng tiến lại gần, mỗi người nắm lấy một cánh tay của Huệ Năng và kéo ông lên, nhưng chân trái của ông không đặt được xuống đất. Hai người kia thấy vậy thì biết là có chuyện không hay xảy ra nên vội vàng nói: “Ngươi hãy kiên nhẫn một chút, chúng ta sẽ dìu ngươi lên giường”.

Đúng lúc này, vị hòa thượng là chủ bếp tình cờ tới lấy gạo, nhìn thấy sắc mặt của Huệ Năng tái nhợt, toát mồ hôi, bộ dạng trông rất đau đớn, liền hỏi: Anh sao vậy? Có người bắt nạt anh?”

Huệ Năng đáp: “Cảm ơn, tôi ban nãy giã gạo vô tình rơi xuống cối đá, hông bên trái đau không chịu được, có lẽ là khớp háng bị thương rồi. Hai người bọn họ đã đỡ tôi dậy.”

Hai người kia vừa nghe lời của Huệ Năng thì cảm động trước lòng từ bi của ông, lương tâm đã được thức tỉnh. Họ quỳ xuống trước mặt người chủ bếp và bật khóc: “Sư phụ! Anh ta không phải tự ngã xuống mà là chúng tôi đã đẩy xuống. Xin sư phụ hãy nghiêm khắc trừng trị!”

Vì hai người giã gạo kia thành tâm sám hối, hơn nữa lại có Huệ Năng ở bên cạnh liên tục cầu xin tha lỗi nên vị hòa thượng chủ bếp không nói gì thêm nữa. Sau đó ba người họ cùng khiêng Huệ Năng lên giường. Dưới sự giúp đỡ của các hòa thượng trong chùa, sức khỏe của Huệ Năng nhanh chóng bình phục.

Một lần, trụ của nhà chùa muốn chọn người kế vị y bát nên đã yêu cầu mọi người viết ra sự hiểu biết của họ về Phật Pháp. Huệ Năng không biết viết chữ nhưng ông có ngộ đạo nên đã nhờ người viết giúp ông một bài kệ nổi danh:

Bồ đề bổn vô thụ
Minh kính diệc phi thai
Bổn lai vô nhất vật
Hà xử nhạ trần ai.

Tạm dịch là:

Bồ đề vốn chẳng có cây,
Nếu đã là gương sáng cần gì phải có gác cao.
Xưa nay vốn không có một vật nào,
Thì bụi trần bám díu vào đâu ?

Chính nhờ bài kệ này, Huệ Năng được trụ trì chùa Đông Sơn là Ngũ Tổ Thiền Tông Hoằng Nhẫn lựa chọn là người thừa kế. Sau này, ông đã trở thành một đại sư của Phật giáo.

Vào lúc canh ba ngày 3 tháng 8 năm Tiên Thiên thứ hai đời Đường Huyền Tông (năm 713), hòa thượng Huệ Năng viên tịch tại chùa Quốc Ân, huyện Tân Hưng, thành phố Vân Phù, tỉnh Quảng Đông, thọ 76 tuổi. Điều kỳ diệu là thân thể của ông đặt tại chùa Nam Hoa, Thiều Quang, Quảng Đông đến nay đã gần 1300 năm nhưng vẫn không hề bị mục nát, được coi là kim thân và được mọi người đến cúng bái. 

Theo Epoch Times tiếng Trung
Tác giả: Dương Minh
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Nhật Bản sẽ áp dụng thanh toán mã QR chung với các nước châu Á

Du khách từ 8 quốc gia châu Á trong đó có Singapore, Việt Nam… sẽ…

6 phút ago

Báo cáo LHQ: Việt Nam là điểm đến hàng đầu của rác thải

Báo cáo LHQ tháng 4/2024 cho biết Việt Nam những năm gần đây nằm trong…

3 giờ ago

Bỏ việc để khởi nghiệp, người đàn ông kiếm 10 tỷ đồng một năm

Để khởi nghiệp, Gene Caballero đã phải bán nhà và rút hết tiền tiết kiệm.…

10 giờ ago

Josep Borrell: Một số quốc gia EU vẫn coi Nga là ‘bạn tốt’

Ngoại trưởng EU Josep Borrell thừa nhận rằng, không phải mọi quốc gia thành viên…

10 giờ ago

Vùng đồng bằng sông Hồng được quy hoạch thành 2 tiểu vùng

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố và được…

11 giờ ago

Telegraph: Ông Trump sẽ buộc các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự

Cựu Tổng thống Donald Trump đang có kế hoạch thúc đẩy các thành viên NATO…

12 giờ ago