Hồi ức một thời về Vũng Tàu – Cap Saint Jacques (Ảnh)

Vũng Tàu – Cap Saint Jacques, nơi từng là biên giới xứ Chân Lạp, được các chúa Nguyễn lấy về trong quá trình mở mang bờ cõi, rồi phát triển thành một cảng dừng chân xung yếu, cho đến khi trở thành thành phố hoa lệ dưới thời chính quyền Sài Gòn…

Vũng Tàu được biết đến từ thế kỷ 13 với tên gọi là trấn Chân Bồ. Có lần, sứ giả Châu Đạt Quan theo sứ đoàn Trung Hoa đi thăm kinh đô Angkor của Chân Lạp (nay thuộc Campuchia), lúc về kể lại rằng: “Rời bến Ôn Châu ở Chiết Giang… đi ngang Giao Chỉ Dương và đến xứ Chiêm Thành. Ở đấy, nhớ thuận gió, trong vòng 15 ngày ta có thể đến thị trấn Chân Bồ, đó là biên giới xứ Chân Lạp.”

TP. Vũng Tàu.

Bãi Trước – Ảnh: Timothy McCullough, 3/1967

Năm 1658, chúa Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đi chinh phục trấn Chân Bồ, lập ba làng đầu tiên là Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam nên được gọi là Tam Thắng, sau đổi tên thành Phước Thắng thuộc phủ Phước Tuy. Trong bộ Phủ biên tạp lục năm 1776 của Lê Quý Đôn có nhắc đến bán đảo Vũng Tàu: “Đầu địa giới Gia Định là xứ Vũng Tàu, nơi hải đảo có dân cư.” Tác phẩm Đại Nam nhất thống chí thời nhà Nguyễn có ghi chép lại: “… trong có vũng lớn gọi là Vũng Tàu, ngày để che chở cho tàu thuyền đỗ nghỉ. Trên núi có suối nước ngọt, chân núi tụ họp dân chài, thật là chỗ cửa quan xung yếu.”

Khu Lam Sơn.

Cảng Cát Lở (những năm 1960) .

Từ năm 1775, tàu thuyền của Bồ Đào Nha và Pháp ra vào vùng biển Vũng Tàu để buôn bán, trao đổi hàng hóa, và từ đấy người Pháp gọi Vũng Tàu với tên Cap Saint Jacques (nghĩa là “Mũi đất của Thánh Giacôbê”). Vào cuối đời vua Gia Long (1820), triều đình nhà Nguyễn đã điều ba đội quân đến đây xây dựng đồn lũy, chống hải tặc, trấn giữ cửa biển, bảo vệ sự bình yên cho vùng biển này.

Bãi Sau, Artzkat, 1970 .
Cầu Cỏ May (cây cầu độc đạo duy nhất nối bán đảo với đất liền lúc đó), Artzkat, 1970.
Bãi Tàu Đắm (gần Hòn Bà), Artzkat, 1970.

Hòn Bà, Artzkat, 1970.

Nghinh Phong, Artzkat, 1970 .

Sau này Vũng Tàu được củng cố và phát triển để đáp ứng nhu cầu của một thành phố du lịch và nghỉ mát. Ngoài nghề đánh bắt, chế biến hải sản và trồng trọt nương rẫy truyền thống, nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, cửa hàng cửa hiệu, cơ sở dịch vụ, đã được hoàn thiện, khiến cho bộ mặt thành phố ngày một hoa lệ.

Richard Carpenter, 1968 .

Thiết bị của người Mỹ, Richard Carpenter, 1968 .

Đường Lý Thường Kiệt, Brent Kessell, 1967.
Cầu Sông Dinh, Mal Bennett, 1969 .

Cầu Cỏ May, Mal Bennett, 1968 .

Xem thêmBộ ảnh đẹp bình dị về con người nơi góc phố Huế – Đà Nẵng

1966/67, Gary Delano .

Cầu đá, John A. Hansen, 1965/72 .

Bãi Trước, John A. Hansen, 1965/72

Bến Đình Vũng Tàu, John A. Hansen, 1965/72 .

QL15 – Cỏ May – Phước Cơ, 1966/67 .

Bãi biển Vũng Tàu, 1970 .
Đường Quang Trung, những năm 1960.

Bãi Trước, Vũng Tàu, 1968 .

Lê Nguyên tổng hợp theo namrom64.blogspot.de

Published by

Recent Posts

Tỷ phú Warren Buffett trả lời về các khoản đầu tư vào Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc

Tỷ phú Warren Buffett cho biết, mục tiêu đầu tư chính của Berkshire sẽ vẫn…

8 phút ago

Ngày ông Tập đến Pháp, người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng tổ chức biểu tình ở Paris

Người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng đã tổ chức 2 cuộc biểu tình…

1 giờ ago

Vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai: Đã tìm khắp các lô cao su, sông suối, giếng hoang

Từ khoảng đầu giờ chiều 3/5, cháu T.M.P. (8 tuổi) ở huyện Thống Nhất, tỉnh…

1 giờ ago

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 5)

Khi tui trải qua gần 30 ngày ở trạm xá, bệnh dứt hẳn trong một…

2 giờ ago

Gương người xưa làm việc thiện

Nói đến làm việc thiện, không ít người cho rằng là việc đơn giản, tuy…

2 giờ ago

Mỹ không ký hiệp ước an ninh song phương nếu Ả Rập Saudi không công nhận Israel

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Mỹ sẽ không ký…

2 giờ ago