Không chỉ London Orchestra, phố đi bộ Hà Nội từng đón một dàn giao hưởng Việt

Trong không khí háo hức chờ đón London Symphony Orchestra, một dàn nhạc giao hưởng huyền thoại của Anh quốc về Việt Nam biểu diễn, người ta không khỏi nghĩ về những nét văn hóa mới đã hình thành kể từ khi Hà Nội bắt đầu chú trọng đầu tư vào con phố đi bộ quanh hồ Gươm. Và âm hưởng của một dàn nhạc giao hưởng Việt cũng bất chợt lại vang lên trong tâm trí.

Với 3 màn hình lớn hỗ trợ tại các đầu đường Đinh Tiên Hoàng và Đông Kinh Nghĩa Thục, ngày 4/3 tới đây, các khán giả tại Hà Nội sẽ được trải nghiệm một không gian nghệ thuật đẳng cấp thế giới đến từ dàn nhạc giao hưởng London Symphony Orchestra, không phải là bên trong Nhà hát lớn, mà là bên ngoài quảng trường rộng ngay cạnh phố đi bộ quanh hồ Gươm.

London Symphony Orchestra là một dàn nhạc giao hưởng huyền thoại của thế giới.

Tất nhiên, thưởng thức hòa nhạc ở ngoài trời sẽ không thể có được chất lượng như ở trong khán phòng, nhưng theo nhạc sĩ Quốc Trung, đại diện đối tác sản xuất chương trình phía Việt Nam, việc London Symphony Orchestra “chỉ diễn trong Nhà hát lớn với 500 chỗ ngồi thì sẽ là một sự lãng phí”.

Và sự kiện đáng quý này lại khiến chúng ta nhớ về một dàn nhạc giao hưởng Việt khác…

Phố đi bộ Hà Nội cũng từng đón một dàn nhạc giao hưởng Việt

Rhapsody Philharmonic, một cái tên vụt sáng trong làng âm nhạc Việt cũng vào thời điểm tháng 3 của 2 năm về trước. Với tham vọng mang âm nhạc giao hưởng đến gần gũi hơn với khán giả phổ thông, dàn nhạc giao hưởng Việt Rhapsody Philharmonic đã bắt đầu bằng một dự án phối lại theo phong cách giao hưởng các bản nhạc film, các bản nhạc game, và các bản nhạc nổi tiếng của các nghệ sĩ đương đại như Eminem, Rihanna, Michael Jackson.

Rhapsody Philharmonic biểu diễn trên phố đi bộ Hà Nội.

Và Rhapsody Philharmonic đã thu hút sự tò mò của công chúng với một màn giao hưởng “Wake me up” mang phong cách flashmob ngay trên phố đi bộ Hà Nội. Tính cho đến thời điểm hiện tại, video của họ được EDMLead chia sẻ lại trên mạng xã hội Facebook đã thu hút được 13,5 triệu lượt xem, mà khá nhiều trong số đó là những người nước ngoài.

“Wake me up” theo phong cách giao hưởng trên phố đi bộ Hà Nội:

Sau thành công bước đầu đó, Rhapsody Philharmonic đổi tên thành Maius Philharmonic, và xuất hiện trước công chúng với nhiều điểm nhấn: dàn nhạc giao hưởng tư nhân, hoạt động độc lập đầu tiên của Việt Nam; 90% thành viên đều là những người trẻ thuộc thế hệ 9X; v.v.

Thành công nối tiếp khi tại lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa – Monsoon Festival 2015, Maius Philharmonic đã được giao cho trọng trách mở màn đêm khai mạc bằng 30 phút độc diễn. Maius – Chapter One của họ đã thật sự gây ngạc nhiên cho tất cả khán giả trẻ khi kết hợp nhuần nhuyễn những chất liệu âm nhạc dân gian là dân ca, đàn tranh, sáo, kèn môi vào dàn nhạc giao hưởng. Sự giao thoa giữa cổ điển và hiện đại, giữa dân tộc và giao hưởng của Maius Philharmonic đã hấp dẫn người nghe theo một cách riêng biệt.

Maius Philharmonic trình diễn

Nói về Maius, một thành viên trong dàn nhạc cho biết: “Maius cho những người trẻ như tôi cơ hội được trình diễn như những nghệ sĩ thực thụ trên sân khấu, bất kể chúng tôi là sinh viên hay đã ra trường, điều đó khiến chúng tôi thấy mình được trân trọng. Nói một cách hoa mỹ, mỗi lần theo dàn nhạc đi biểu diễn là mỗi lần chúng tôi được tỏa sáng trên sân khấu, dù tuổi đời của tôi và các bạn còn rất trẻ.”

2016 là một năm trầm lắng hơn với Maius, nhưng các cô gái Maius Lady cũng đã kịp để lại một thoáng dư âm đặc biệt trong lòng khán giả với bản cover nhạc phim “Hậu duệ mặt trời” theo phong cách giao hưởng:

Và trong năm 2017 này, khán giả vẫn rất mong chờ sự xuất hiện trở lại của Maius Philharmonic trước công chúng.

Một hình thức quảng bá khác

Cuối tháng 12 năm ngoái, Hà Nội đã chi 2 triệu USD để quảng bá hình ảnh thành phố trên kênh truyền hình CNN trong 2 năm với nhiều hình thức hợp tác: sản xuất 3 phim quảng cáo 30 giây và 60 giây, phóng sự 3-5 phút, chương trình đặc biệt 30 phút trên truyền hình; các trang giới thiệu riêng về Hà Nội như: “Hà Nội – Trái tim Việt Nam”, “Hà Nội – Cái nôi của di sản”, “Hà Nội của tôi”, “Hà Nội góc nhìn” trên trang web CNN.com và bài trên mạng xã hội Facebook, Twitter cùng các banner quảng cáo.

Maius Philharmonic biểu diễn trên phố đi bộ Hà Nội.

Trong hoàn cảnh Hà Nội đang thiếu những sản phẩm du lịch thu hút du khách trên cơ sở tài nguyên du lịch văn hóa – lịch sử đã hình thành từ hàng trăm, hàng ngàn năm; cùng những thiếu sót trong quy hoạch tổng thể; việc tạo nên một trào lưu âm nhạc trên phố đi bộ Hà Nội đã trở thành một hình thức quảng bá khác. Dù có khá nhiều điều còn phải chỉnh sửa trong việc tổ chức sân chơi mới này, nhưng thành công của Maius Philharmonic hẳn là một gợi ý rất hay cho việc tạo nên một không gian văn hóa riêng dành cho người Hà Nội.

Thanh Phong

Xem Thêm:

Thanh Phong

Published by
Thanh Phong

Recent Posts

Nhà Trắng chú ý việc Nga tuyên án giam giữ học viên Pháp Luân Công 2 tháng

Một tòa án ở Moscow đã viện dẫn một đạo luật gây tranh cãi và…

1 giờ ago

Trưởng trợ lý của doanh nhân Quách Văn Quý nhận tội lừa đảo ở Mỹ

Trưởng trợ lý của doanh nhân Trung Quốc lưu vong Quách Văn Quý (Guo Wengui)…

1 giờ ago

7,8 tấn trứng non, nội tạng đông lạnh trôi nổi bị phát hiện tại TP.HCM

7,8 tấn nội tạng đông lạnh, như trứng gà non, ruột, dạ dày... không rõ…

2 giờ ago

Đắk Nông: Gần 31.000ha cây trồng nguy cơ bị khô hạn

Thời gian tới, nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài, tỉnh Đắk nông sẽ xảy…

2 giờ ago

Bắc Ninh: Hơn 23.000ha lúa xuân bị nhiễm sâu bệnh

Mật độ sâu bệnh trên lúa tại Bắc Ninh cao hơn nhiều so với cùng…

3 giờ ago

Đan Mạch cho phép bé gái 15 tuổi phá thai không cần sự đồng ý của cha mẹ

Chính phủ Đan Mạch hôm thứ Sáu (3/5) thông báo rằng họ sẽ cho phép…

3 giờ ago