Categories: Tiêu điểm

Video: “Bún chửi” Hà Nội – Khi khách hàng không còn là thượng đế

“Khách hàng là thượng đế” là một câu ví von có vẻ hơi khoa trương nhưng từ lâu nó đã thành phương châm ứng xử của những người kinh doanh, buôn bán đối với khách hàng của mình. Vì lẽ tự nhiên, không ai muốn khách hàng của mình đến một lần rồi không bao giờ quay trở lại,…

Ấy vậy mà đã có một ngoại lệ xảy ra và trở thành một kiểu văn hoá khó hiểu tại Việt Nam. Vừa qua, chương trình “Anthony Bourdain – Parts Unknown” (tạm dịch: Anthony Bourdain – Những vùng đất xa lạ) của đài CNN đã có một phóng sự về món “bún chửi” – một món ăn được xem là đặc sản tại Hà Nội và theo nhiều người thì nó có thể được thêm vào danh sách ẩm thực nổi tiếng khi nhắc đến Việt Nam sau phở và cơm tấm.

>> Video tổng thống Obama ăn bún chả Hà Nội được đăng trên CNN

Trong đoạn phóng sự, vị đầu bếp nổi tiếng thế giới được cô gái trẻ người Việt giới thiệu món bún đặc biệt, không chỉ là hấp dẫn về hương vị mà còn hấp dẫn bởi nét văn hoá lạ lùng – văn hoá quát mắng. Theo đầu bếp “đây là cách giao tiếp suồng sã và thẳng thắn của bà chủ quán với khách hàng của bà”, “chúng tôi chịu nghe mắng chỉ để được ăn món bún”. Có chăng nếu không bị mắng thì dường như món ăn không được ngon hơn?

Ẩm thực hoàn mỹ là ẩm thực đến từ tâm hồn, người vợ đảm đang dụng tâm nấu ăn cho chồng, người mẹ hiền dụng tâm chăm chút từng bữa cho con, người đầu bếp dụng tâm chế biến những món ăn hoàn hảo cho thực khách,… Tất cả đều xuất phát từ tấm lòng, mong muốn người thưởng thức không chỉ được ngon miệng mà còn hài lòng và cảm nhận được một tình cảm nâng niu, trân trọng trong từng hương vị. Nói cách khác, nếu bạn mang tâm thái vui vẻ, hoà ái thì khi nấu ra món ăn cũng ngon hơn và người ăn cũng cảm nhận được sự nhẹ nhàng. Và ngược lại, nếu bạn nêm vào món ăn những gia vị của sự hằn học, nóng nảy thì người ăn cũng sẽ cảm nhận được sự nặng nề đó.

Từ khi nào những lời mắng chửi không kiêng nể, những cơn nóng giận trút vào đầu nhau, những cách ứng xử không tôn trọng người khác được nâng lên tầm văn hoá? Chúng ta vẫn thường nghe người Việt Nam nhân hậu hiếu khách, nhưng với cách bán buôn “đuổi khách” thẳng tay này thì vì lẽ gì mà quán vẫn còn tồn tại bấy lâu nay? Hương vị của món ăn thực sự ngon đến mức người ta có thể bỏ ngoài tai những lời quát mắng? Hy vọng rằng câu nói “miếng ăn miếng nhục” sẽ không là “ứng nghiệm” trong trường hợp này.

Thiện Nhân

Xem thêm:

Thiên Nhân

Published by
Thiên Nhân

Recent Posts

Công an xác minh vụ bán 500.000 đồng 3 quả dứa cho khách nước ngoài

Hai nữ du khách mua 3 quả dứa của người bán hàng rong ở khu…

45 phút ago

Nắng nóng kéo dài ở Đông Nam Á

Đông Nam Á tiếp tục chứng kiến ​​nhiệt độ cao bất thường vào Chủ nhật,…

58 phút ago

Chợ Lớn – Sài Gòn

Chợ Lớn và Sài Gòn trao đổi nhau nhiều mặt hàng, cá tôm, cá khô…

1 giờ ago

Mỹ mua hơn 80 tiêm kích từ thời Liên Xô do đồng minh của Nga cung cấp

Mỹ đã mua 81 tiêm kích cũ từ thời Liên Xô của Kazakhstan, một đồng…

1 giờ ago

Cà phê Sài Gòn “nguyên chất dĩ vãng”

Cà phê Sài Gòn một thời. Một thời mà cũng cả trăm năm rồi chứ…

1 giờ ago

Nhiều người trẻ tuổi quay về sử dụng điện thoại “cục gạch”

Chiếc điện thoại cơ bản (dumbphone) trong quá khứ có thế trở thành điện thoại…

1 giờ ago