Trẻ nhỏ phải chịu đựng những gì khi đeo cặp sách quá nặng?

Khi năm học mới đến, không khó để chúng ta thấy cảnh các em học sinh với thân hình nhỏ nhắn nhưng đeo những cái cặp sách lớn gấp đôi người. Đeo cặp sách quá nặng sẽ dẫn đến tác hại lâu dài cho sức khỏe của con, vì vậy các bậc cha mẹ không nên chủ quan mà hãy điều chỉnh lại để con đến trường được thoải mái.

Nếu trọng lượng cặp sách quá nặng, cơ thể của trẻ dễ bị mất thăng bằng, ngửa ra sau té ngã. Cột sống bị áp lực liên tục khiến trẻ bị đau vai, cổ và lưng. Theo Kid’s Health, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng trẻ em không nên mang cặp sách nặng quá 10-15% trọng lượng cơ thể. Dấu hiệu dễ thấy nhất khi con đang phải mang cặp sách quá sức là dáng đi xấu, xiêu vẹo, gù lưng, trên vai trẻ có vết xước do quai cặp đè vào liên tục… Trường hợp xấu hơn là con sẽ bị vẹo cột sống.

(Ảnh: Shutterstock)

Cong vẹo cột sống ở trẻ em là một biến dạng của cột sống khi cột sống bị uốn cong về bên phải hoặc bên trái. Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở trẻ em chủ yếu là do bẩm sinh (bại não, loạn dưỡng cơ), bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, chấn thương do tai nạn, tư thế ngồi không đúng, mang vác quá nặng, độ cao của bàn học và ghế ngồi không tương xứng với nhau…

Khi phát hiện trẻ có các những dấu hiệu nghi ngờ bị cong vẹo cột sống (nhìn từ phía sau thấy vai/hông/chân bên cao bên thấp), cha mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa cơ, xương, khớp, cột sống để khám và kịp thời điều trị nhằm tránh tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

Đeo cặp sách quá nặng sẽ dẫn đến tác hại lâu dài cho sức khỏe của con.(Ảnh: Shutterstock)

Để bảo vệ sức khỏe cho con từ những thói quen đơn giản nhất, cha mẹ hãy lưu ý khi chuẩn bị cặp sách cho con:

– Nhắc con đeo cặp sách trên hai vai, không khoác một bên dễ gây vẹo cột sống. Cha mẹ cũng nên mua ba lô vải thay vì cặp sách thông thường. Bởi cặp sách thường được thiết kế vuông vắn, vốn đã có khối lượng nặng hơn so với ba lô.

– Xếp sách vở vào ngăn sát lưng. Không nên để đồ đạc nặng ở ngăn ngoài dễ khiến con bị ngã ngửa ra sau. Trước khi đi học, cha mẹ cần kiểm tra lại xem con có mang thêm đồ chơi giấu vào cặp hay không.

– Cha mẹ hãy thường xuyên chỉnh lại độ dài quai đeo ba lô, cặp sách cho con. Quai đeo bị dão cũng góp phần tạo thêm gánh nặng cho vai của con.

(Ảnh: Shutterstock)

– Nói chuyện với giáo viên xem có những loại sách vở/đồ dùng nào con có thể để lại ở ngăn tủ trong lớp, hạn chế mang vác nặng cả năm học.

– Hướng dẫn cho con tư thế thẳng lưng khi ngồi, đi, đứng…

– Chuẩn bị bàn học chuẩn với chiều cao của con. Đèn học có ánh sáng hợp lý để con không phải cúi gằm mặt xuống, gây gù lưng.

– Khuyến khích con tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe từ bên trong.

Minh Minh

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Nguồn gốc tên gọi các địa danh ở Nam bộ (P2)

Vùng đất Nam bộ trước kia là người Khmer sinh sống, rất nhiều địa danh…

6 phút ago

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 3)

Sau ngày thứ 30, sự thay đổi chế độ dinh dưỡng diễn ra nhanh quá...

11 phút ago

8 điều một người cần buông bỏ để sống thong dong tự tại

Trong cuộc sống phải biết việc gì nên nắm giữ thì nắm giữ, việc gì…

21 phút ago

Dưỡng – Giác – Trí: Ba loại hồn theo triết gia Hy Lạp Aristotle

Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle đưa ra ba loại hồn của con người…

30 phút ago

Forbes ra mắt danh sách các trường Ivy League mới

Forbes đã công bố danh sách “Các trường Ivy League mới”.

39 phút ago

Ra ngõ gặp phụ nữ vẫn đậu Trạng nguyên, trở thành sứ thần lỗi lạc

Câu chuyện về một vị tú tài, sau là Trạng nguyên lỗi lạc.

40 phút ago