Dải Ngân hà 400.000 năm sau trông sẽ ra sao?

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách hình dung Dải Ngân hà sau khoảng nửa triệu năm nữa, và nó có thể xuất hiện với một diện mạo hoàn toàn khác.

Hình ảnh cho thấy 40.000 ngôi sao gần với hệ mặt trời của chúng ta nhất sẽ di chuyển như thế nào trong 400.000 năm tới. (Ảnh: ESA)

Bạn đã bao giờ chứng kiến 40.000 ngôi sao băng vụt sáng trên bầu trời cùng một lúc hay chưa?

Nếu chưa, thì Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã tìm ra giải pháp có thể giúp bạn thực hiện điều này. Cụ thể, ESA thiết lập một một mô phỏng dạng time-lapse (video tua nhanh thời gian) dài 60 giây về hình ảnh của Dải Ngân hà, dựa trên những quan sát của Đài quan sát không gian Gaia.

Trong mô phỏng này, có khoảng 40.000 ngôi sao – tất cả đều nằm trong phạm vi 325 năm ánh sáng so với Mặt trời của Trái đất – di chuyển mau lẹ trong không gian và để lại những vệt sáng dài phía sau chúng. Mỗi điểm sáng đại diện cho một thiên thể trong Dải Ngân hà, và mỗi vệt sáng cho thấy chuyển động dự kiến của vật thể đó trong 400.000 năm tới. Những vệt sáng hơn, nhanh hơn nằm gần hệ mặt trời của chúng ta hơn, trong khi những vệt mờ hơn, chậm hơn lại nằm ở xa hơn.

Theo các nhà nghiên cứu của ESA, mô phỏng đã chỉ ra rằng: Vào cuối hình ảnh động, hầu hết các ngôi sao dường như tập trung về phía bên phải của màn hình, trong khi bên trái lại tương đối trống. Lý do có thể là vì mặt trời của chúng ta cũng đang di chuyển liên tục, từ đó khiến các ngôi sao đi qua dường như tụ tập theo hướng ngược lại.

“Nếu bạn tưởng tượng mình đang di chuyển qua một đám đông (đang đứng yên), thì ở trước mặt bạn, mọi người trông có vẻ sẽ xa nhau hơn khi bạn tiến đến gần họ, trong khi ở phía sau bạn, mọi người dường như ở gần nhau hơn khi bạn rời xa khỏi họ,” các nhà nghiên cứu tại ESA cho biết. “Hiệu ứng này cũng xảy ra do chuyển động của Mặt trời đối với các ngôi sao.”

Dữ liệu làm nên mô phỏng này đến từ “phiên bản dữ liệu thứ ba của vệ tinh Gaia” (EDR3), được công bố vào ngày 3/12 vừa qua. Dữ liệu mới chứa thông tin chi tiết về hơn 1,8 tỷ thiên thể, bao gồm vị trí chính xác, vận tốc và quỹ đạo của hơn 330.000 ngôi sao trong vòng 325 năm ánh sáng của Trái đất, theo một công bố từ ESA (40.000 ngôi sao có mặt trong mô phỏng được chọn một cách ngẫu nhiên).

Video cho thấy chuyển động của 40.000 ngôi sao trên bầu trời được lấy từ Gaia EDR3: 

Vệ tinh Gaia được phóng vào năm 2013 với nhiệm vụ xác định nhanh vị trí, khoảng cách và chuyển động của các ngôi sao. Lần công bố dữ liệu thứ hai vào năm 2018 đã giúp cho các nhà thiên văn học thu thập bản đồ chi tiết nhất của vũ trụ từ trước đến nay. Theo các nhà nghiên cứu của ESA, phiên bản thứ ba đã bổ sung khoảng 100 triệu thiên thể mới vào kho dữ liệu đó.

Theo Live Science,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 5)

Khi tui trải qua gần 30 ngày ở trạm xá, bệnh dứt hẳn trong một…

14 phút ago

Gương người xưa làm việc thiện

Nói đến làm việc thiện, không ít người cho rằng là việc đơn giản, tuy…

14 phút ago

Mỹ không ký hiệp ước an ninh song phương nếu Ả Rập Saudi không công nhận Israel

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Mỹ sẽ không ký…

21 phút ago

Vài giai thoại về trạng nguyên, sứ thần Đại Việt Nguyễn Quốc Trinh

Nguyễn Quốc Trinh làm quan chỉ sau Tể tướng, thẳng thắn chính trực khiến triều…

24 phút ago

Giữ được vẻ mặt ôn hòa là giáo dưỡng cao thượng

Giữ hòa khí, “tâm bình khí hòa”, vẻ mặt ôn hòa, nhưng không có nghĩa…

34 phút ago

Không thể cùng côn trùng mùa hè bàn luận về băng tuyết

Không thể cùng con ếch ngồi trong đáy giếng luận bàn về biển cả; không…

34 phút ago