Nghiên cứu mới: Trồng thực phẩm không cần ánh sáng mặt trời

Mới đây, các nhà khoa học đã phát triển kỹ thuật quang hợp nhân tạo giúp sản xuất một số loại thực phẩm một cách hiệu quả mà không cần ánh sáng mặt trời. Nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Nature Food hôm 23/6 vừa qua.

(Ảnh minh họa: New Africa/Shutterstock)

Quá trình quang hợp sinh học thực chất rất kém hiệu quả, chỉ khoảng 1% năng lượng trong ánh sáng mặt trời được chuyển vào cây. Nhóm nhà khoa học tại Đại học California Riverside (UCR) và Đại học Delaware đã tìm ra một phương pháp giúp loại bỏ nhu cầu quang hợp sinh học, qua đó cho phép tạo ra thực phẩm mà không cần nắng thông qua quang hợp nhân tạo.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu sử dụng một quy trình điện xúc tác gồm 2 bước để chuyển đổi CO2, điện và nước thành axetat – thành phần chính trong giấm. Tiếp đến, họ cho cây tiêu thụ axetat trong bóng tối để phát triển.

Theo các chuyên gia, phương pháp của họ không cần ánh sáng mặt trời. Dẫu vậy, họ có thể kết hợp phương pháp này với các tấm pin mặt trời và tạo ra lượng điện cần thiết để cung cấp năng lượng cho quá trình điện phân. Điều đó sẽ giúp tăng tới 18 lần hiệu suất chuyển đổi ánh nắng thành thực phẩm so với một số loại thực phẩm nhất định. Như vậy, phương pháp mới có thể sử dụng ánh nắng, nhưng không phụ thuộc vào năng lượng của mặt trời mà có thể sử dụng các hình thức phát điện khác.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nhà khoa học phát hiện nhiều loại thực phẩm có thể trồng trong bóng tối theo phương pháp mới như tảo lục, nấm men và sợi nấm. Trồng nấm men theo cách này có hiệu quả năng lượng gấp 18 lần so với cách trồng thông thường là chiết xuất đường từ ngô.

Các nhà nghiên cứu cũng tối ưu hóa máy điện phân để tạo ra mức axetat cao nhất từng ghi nhận đến nay. Bên cạnh đó, họ cũng nhận thấy một số cây trồng, trong đó có đậu đũa, cà chua, lúa, đậu xanh, thuốc lá, đều có tiềm năng mọc được trong bóng tối nhờ sử dụng các-bon từ axetat. Thậm chí có khả năng axetat còn giúp nâng cao năng suất cây trồng, nhưng điều này vẫn cần phải tiến hành nghiên cứu thêm.

“Sử dụng phương pháp quang hợp nhân tạo để sản xuất thực phẩm có thể là một sự thay đổi lớn trong cách cung cấp thức ăn cho con người. Nhờ tăng hiệu quả sản xuất, chúng ta sẽ cần ít đất hơn, giảm bớt tác động của nông nghiệp tới môi trường”, Robert Jinkerson, thành viên nhóm nghiên cứu, phó giáo sư tại Đại học California Riverside, cho hay.

Trà Vân

25 năm Hồng Kông về Trung Quốc: “Một quốc gia hai chế độ” đã cáo chung

Trà Vân

Published by
Trà Vân

Recent Posts

Luật quân dịch mới của Ukraine cho phép cả người nhiễm HIV nhập ngũ

Công dân Ukraine bị nhiễm HIV, bệnh lao phổi và ung thư, cũng như một…

10 phút ago

Trung Quốc: Nhà tù lớn nhất thế giới dành cho các nhà báo

Trung Quốc không chỉ giam giữ nhiều nhà báo hơn bất kỳ nước nào trên…

36 phút ago

Điện Kremlin gọi phát biểu của lãnh đạo Anh, Pháp là ‘leo thang bằng ngôn từ’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Sáu…

42 phút ago

Bộ Văn hóa lại đề xuất 122.250 tỷ đồng để phát triển văn hóa

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ông Trần Quốc Phương cho hay…

1 giờ ago

Quan hệ ngày càng chặt chẽ với Bắc Kinh, Nga bắt giữ 4 học viên Pháp Luân Công

Đầu giờ sáng thứ Sáu (ngày 3/5), cảnh sát Nga đã khám xét nhà của…

1 giờ ago

Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Đại diện Bộ Y tế cho biết đang đề xuất cấm sản xuất, kinh doanh,…

1 giờ ago