Signal thêm chức năng làm mờ mặt khi chụp ảnh nhằm bảo vệ người biểu tình

Mới đây, ứng dụng nhắn tin mã hóa Signal đã công bố một công cụ làm mờ khuôn mặt mới, qua đó hỗ trợ người dùng làm mờ khuôn mặt khi tải ảnh lên ứng dụng (chạy trên cả hệ điều hành Android và iOS).

Cụ thể, khi người dùng chia sẻ hình ảnh thông qua Signal, ứng dụng này sẽ nhanh chóng làm mờ khuôn mặt và xóa đi metadata của bức ảnh, mặc dù không nhất thiết phải ẩn hoàn toàn danh tính của chủ thể.

Ứng dụng Signal sẽ tự động thực hiện việc che mặt. (Ảnh: Signal)

Trong một bài đăng trên blog thông báo về bản cập nhật mới, Moxie Marlinspike, người đồng sáng lập Signal, đã đề cập đến các cuộc biểu tình gần đây diễn ra trên toàn thế giới. Những cuộc biểu tình này đã khiến cho lượng tải xuống ứng dụng trên tăng cao kỷ lục bởi Signal sử dụng phương thức mã hóa đầu cuối để bảo mật thông tin trong các tin nhắn.

“Ngay bây giờ, chúng tôi đang tìm thêm cách thức để có thể hỗ trợ cho mọi người trên đường phố,” ông Marlinspike cho biết. “Rõ ràng: 2020 là một năm khá ổn để che mặt.”

>> Clearview AI: Ứng dụng “Google” dành cho khuôn mặt, gây quan ngại

Khi người dùng chụp ảnh thông qua Signal và chọn hiệu ứng Blur (làm mờ) trên thanh công cụ, ứng dụng sẽ tự động phát hiện bất kỳ khuôn mặt nào có trong đó. Nếu phần mềm bỏ sót, người dùng có thể chỉ cần làm mờ khuôn mặt một cách thủ công bằng tay hoặc làm mờ bất kỳ chi tiết nào khác mà họ muốn ẩn. Toàn bộ quá trình xử lý này được thực hiện trên thiết bị, có nghĩa là hình ảnh chưa che không bao giờ bị gửi đi khỏi điện thoại của người dùng.

Mặc dù việc làm mờ khuôn mặt trong các bức ảnh chắc chắn sẽ làm cho tấm hình trở nên riêng tư hơn, nhưng đó không phải là một cách làm đúng đắn để ẩn đi hình ảnh và che giấu danh tính của ai đó. Trên thực tế, một số phương pháp làm mờ và hay che chi tiết có thể bị đảo ngược khi sử dụng các công cụ thích hợp. Nếu muốn xác định thông tin của ai đó trong ảnh, người ta có thể dựa trên các chi tiết khác, chẳng hạn như quần áo, hình xăm và sau đó so sánh với những bức hình khác chưa bị làm mờ.

Ngay cả khi những người tham dự cuộc biểu tình muốn che giấu danh tính của người cùng tham gia, điều đó không có nghĩa là các nhóm người khác đều được an toàn. Camera giám sát, camera của cảnh sát và các nhiếp ảnh gia báo chí đều có thể chụp lại được hình ảnh. Vậy nên, cách tốt nhất hiện tại để che giấu danh tính chính là đeo khẩu trang. Tuy nhiên, nếu bạn ở Trung Quốc thì một số công nghệ mới có thể nhận diện cả khuôn mặt đeo khẩu trang.

>> Trung Quốc muốn sử dụng hệ thống truy dấu COVID-19 để giám sát công dân

Theo The Verge,
Phan Anh

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Ông Pompeo gửi hồi ký tới Đại sứ quán Trung Quốc, để “chuyển cho ông Tập”

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết đã gửi một số bản sao cuốn…

4 giờ ago

Tư lệnh Mỹ: ĐCSTQ theo đuổi chiến lược “luộc ếch trong nước ấm”

Ông John C. Aquilino cho biết trong Trung Quốc theo đuổi chiến lược “luộc ếch…

4 giờ ago

Những công dụng bất ngờ của các loại chuối

Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, chuối là loại trái cây phổ biến…

8 giờ ago

Ngày 27-28/4, 44 người chết vì tai nạn giao thông

Theo Cục CSGT, trong 2 ngày 27-28/4, Việt Nam xảy ra 131 vụ tai nạn…

11 giờ ago

Elon Musk bất ngờ tới thăm Bắc Kinh, hội kiến Thủ tướng Lý Cường

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã có chuyến thăm không báo trước tới…

11 giờ ago

FBI đã nhận danh sách hơn 80.000 người liên quan tới cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Tháng 4/2024, WOIPFG đã đệ trình “danh sách một số người bị nghi ngờ tham…

12 giờ ago