Bé trai lớp 6 sốt, khó thở nặng vì nuốt phải đầu bút bi

Có thói quen ngậm đầu bút, bé trai học lớp 6 ở Tiền Giang bị khó thở nặng, ho nhiều sặc sụa, sốt nhẹ âm ỉ trong nhiều ngày, được nhập viện trong tình trạng khẩn cấp.

Đầu bút bi bằng nhựa được đưa ra khỏi phế quản của bệnh nhi. (Ảnh: Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố/Facebook)

Đại diện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Nhi đồng 3, Bình Chánh, TP.HCM) – bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc cho biết bệnh viện vừa mới tiếp nhận và cấp cứu kịp thời một học sinh lớp 6 (SN 2011, quê Tiền Giang) bị hóc dị vật nguy kịch.

Trước đó 7 ngày, bé trai đã được gia đình đưa đi thăm khám tại phòng khám tư gần nhà, được chẩn đoán bị viêm hô hấp trên. Sau vài ngày điều trị, các triệu chứng ho, khó thở, sốt, vẫn không thuyên giảm mà còn nặng hơn. Gia đình tiếp tục đưa cháu bé đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bé được nhập viện trong tình trạng khẩn cấp, khó thở nặng, ho nhiều, sặc sụa và sốt nhẹ.

Tại đây, sau khi được thăm khám, bệnh nhi nhớ lại và kể có ngậm bút bi và vô tình nuốt phải đầu bút bấm bằng nhựa. Sau khi kiểm tra phổi, các bác sĩ phát hiện âm thanh ứ đọng, hội chứng xâm nhập rõ. Hình ảnh Xquang ngực cho thấy bệnh nhi nghi ngờ bị hóc dị vật đường thở.

Kết quả nội soi phê quản của bệnh nhi. (Ảnh: Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố/Facebook)

Bác sĩ CK1 Võ Thành Nhân cùng ekip gây mệ, nội soi, gắp dị vật nằm bít lòng phế quản trung gian phổi phải của bệnh nhi. Dị vật là một đầu nhựa bút bi, trong tình trạng nham nhở xước bởi các chất tiết đàm nhớt. Sau khi được can thiệp, bệnh nhi đã không còn nguy hiểm.

Các bác sĩ khuyến cáo tai nạn dị vật gây hóc sặc rất thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng, nhất là trong thời điểm những ngày lễ, Tết. Vì vậy, gia đình có con nhỏ phải luôn để mắt đến trẻ, không để trẻ một mình ngoài tầm mắt của người lớn, và cẩn thận hơn với những đồ vật có kích thước nhỏ như pin hoặc các loại đậu hạt nhọn, những vật có thể vừa cho vào miệng trẻ.

Khi trẻ mắc phải trường hợp hóc dị vật, rất dễ bị bít phế quản, nghẽn tắt đường thở, trầy xước tổn thương. Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu không được phát hiện sớm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Thạch Lam

Thạch Lam

Published by
Thạch Lam

Recent Posts

Nhật Bản loay hoay với đồng Yên xuống giá

Sau khi Ngân hàng TW Nhật Bản tuyên bố duy trì mức lãi suất ngắn…

9 giờ ago

Ứng viên tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy Jr. : Lệnh cấm TikTok là vi hiến

Ứng cử viên tổng thống độc lập của Hoa Kỳ Robert F. Kennedy Jr. có…

11 giờ ago

Cô chó đập cửa thông báo cứu cả gia đình khỏi đám cháy nghiêm trọng

Nếu không có cô chó Molly cảnh báo thì cả gia đình Miller đã chìm…

14 giờ ago

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh yếu sau đợt nắng ‘gay gắt’

Theo chuyên gia khí tượng, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5,…

15 giờ ago

Cà Mau kiểm tra các dự án điện gió sau sự cố rơi cánh quạt

Một số nhà máy điện gió bị phát hiện hiện một số thiếu sót như…

15 giờ ago

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines phủ nhận việc đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ

Philippines bác bỏ tuyên bố của ĐCSTQ rằng hai bên đã đạt được các thỏa…

16 giờ ago